Mọi người thường biết đến việc những người thân thích như cha, mẹ, con,…sẽ là những người thừa kế đương nhiên của người chết, tuy nhiên lại không chắc rằng liệu con nuôi, con riêng có được thừa kế không? Luật sư Bình Dương sẽ giải đáp thắc mắc về quyền thừa kế của con riêng con nuôi trong bài viết hôm nay.

Quan hệ thừa kế là một trong những quan hệ phổ biến nhất trong cuộc sống. Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ theo quy định của pháp luật về thừa kế thì “con” sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tức là giả sử người chết không để lại di chúc thì căn cứ theo quy định của pháp luật “con” sẽ là một trong những chủ thể đương nhiên được thừa hưởng di sản do người chết để lại.

Song, trong cuộc sống luôn tồn tại những mối quan hệ khác như nhận con nuôi, có con riêng. Vậy những chủ thể này có được xem là “con” theo quy định của hàng thừa kế thứ nhất hay không? và cụ thể quyền thừa kế của con riêng con nuôi sẽ là như thế nào?

Quyền thừa kế của con riêng con nuôi
Quyền thừa kế của con riêng con nuôi

Con nuôi, con riêng theo quy định của pháp luật

Khái niệm con nuôi

Theo khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”. 

Cũng theo khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 thì “Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”.

Như vậy, con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Đối với con nuôi được nhận nuôi nhưng không được đăng ký nhận nuôi tại cơ quan có thẩm quyền thì chỉ là con nuôi trên danh nghĩa.

Khái niệm con riêng

Hiện nay chưa có văn bản hay quy định của pháp luật nào định nghĩa con riêng, tuy nhiên trên thực tế ta có thể hiểu con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Con riêng có thể là con do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hôn, nghĩa là:

Có thể vợ hoặc chồng có con trong quan hệ hôn nhân trước đó hoặc cũng có thể là vợ hoặc chồng chưa từng kết hôn nhưng đã có con ngoài hôn nhân.

Cũng có thể là con riêng của vợ nếu do người vợ sinh ra trong thời kì hôn nhân nhưng được Tòa án đã người chồng không phải là cha của đưa trẻ được sinh ra đó (tức là trong thời kì hôn nhân, người vợ có thai với người khác). Hoặc có thể là con riêng của người chồng trong trường hợp Tòa án xác định người chồng là cha của người con do người phụ nữ khác sinh ra (tức là trong thời kì hôn nhân người chồng có thai với người khác.

Từ những phân tích trên ta có thể hiểu con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Và con riêng có thể được sinh ra trong hôn nhân, cũng có thể được sinh ra trước hôn nhân.

Quyền thừa kế của con riêng con nuôi

Quyền thừa kế của con riêng con nuôi
Quyền thừa kế của con riêng con nuôi

Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Căn cứ theo quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ thì Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015.

Theo đó, Điều 651 và Điều 652 lần lượt quy định về thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị. Cụ thể:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

“Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Xem thêm: Thừa kế thế vị là gì? Khi nào được thừa kế thế vị?

Tuy nhiên, như đã đề cập, hoàn toàn có thể có trường hợp chỉ nhận nuôi trên thực tế nhưng không đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền, lúc này con nuôi trên danh nghĩa liệu có được thừa kế hay không? Cần xem xét hai trường hợp:

Thứ nhất trường hợp đã đăng ký quan hệ nuôi con nuôi trước ngày 01/01/2016

Điều 50 Luật Nuôi con nuôi khẳng định:

“Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực…”

Theo đó, Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Như vậy, nếu chỉ phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế trước ngày 01/01/2011 thì phải đăng ký trước ngày 01/01/2016. Sau đó, mọi trường hợp nhận con nuôi đều phải đăng ký thì con nuôi mới được hưởng thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ nuôi.

Thứ hai trường hợp các bên không đăng ký quan hệ nuôi con nuôi mà cha mẹ đã chết

Trong trương hợp này thì quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế không được pháp luật công nhận. Vì vậy, không phát sinh quyền được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp cha mẹ nuôi, trước khi chết có để lại di trúc và trong đó có cho con nuôi được hưởng di sản thì trường hợp là con nuôi danh nghĩa vẫn có quyền hưởng di sản theo di trúc.

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Căn cứ theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật dân sự 2015.

Theo đó, Điều 652 và Điều 653 quy định lần lượt về thừa kế thế vị và quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì con nuôi vẫn được xem là “con” và được thừa kế như con ruột; con riêng nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng  như cha con, mẹ con thì vẫn được xem là “con” và có quyền thừa kế như con ruột.

PHƯƠNG THỨC LIÊN HỆ LUẬT SƯ UY TÍN TẠI BÌNH DƯƠNG TƯ VẤN HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG THEO HAI CÁCH SAU: 

Quyền thừa kế của con riêng con nuôi
Quyền thừa kế của con riêng con nuôi

Luật sư uy tín tại Bình Dương tư vấn các vấn đề về quyền thừa kế của con riêng con nuôi, có 02 hình thức tư vấn cho Qúy khách hàng khi có những vướng mắc về các vấn đề về thừa kế như quyền thừa kế của con riêng con nuôi, thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, thừa kế theo pháp luật …khi liên hệ đến chúng tôi:

Liên hệ Luật sư uy tín tại  Bình Dương qua điện thoại:

Để được tư vấn pháp luật, các vấn đề pháp lý mà khách hàng đang vướng mắc, cũng như các vụ việc cần phải giải quyết tại Bình Dương, quý khách hàng chỉ cần thực hiện các bước sau để Luật sư uy tín tại Bình Dương liên hệ, và liên hệ trực tuyến với Luật sư uy tín tại Bình Dương bạn chỉ cần thực hiện qua 02 bước đơn giản sau:

 Bước 1: Gọi đến số điện thoại 038.22.66.998 – 038.22.66.997 – Tổng đài Luật sư uy tín tại Bình Dương.

– Thời gian tư vấn trong ngày: 8h00 – 23h00 (chúng tôi tư vấn từ thứ 2 đến chủ nhật, kể cả lễ, Tết).

Bước 2: Trình bày câu hỏi, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn từ các Luật sư uy tín tại Bình Dương.

Chỉ với 01 cuộc gọi, với 02 bước đơn giản mọi thắc mắc của bạn trong các lĩnh vực pháp lý mà khách hàng vướng mắc thì Luật sư uy tín tại Thuận An sẽ được chúng tôi giải đáp – tư vấn một cách nhanh chóng nhất – tận tình nhất – chính xác nhất và tiết kiệm chi phí nhất!

Chúng tôi luôn cố gắng nâng cao chất lượng tư vấn, nâng cao số lượng tư vấn viên để cung cấp đến mọi quý khách hàng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến về vấn đề pháp luật ngày càng chất lượng hơn!

Luật sư uy tín tại Bình Dương tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng

Nếu nhu cầu của bạn không chỉ dừng lại ở việc được tư vấn! Mà bạn muốn có Luật sư uy tín tại Bình Dương hỗ trợ, song hành cùng bạn để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật mà Qúy khách hàng đang gặp phải, đặc biệt các vấn đề pháp luật về quyền thừa kế của con riêng con nuôi tại Bình Dương. Luật sư uy tín tại Bình Dương cũng có thể cung cấp các dịch vụ pháp lý cho bạn theo yêu cầu!

Bên cạnh việc tư vấn, hỗ trợ qua Tổng đài hay các trang thông tin chính thống của mình, Luật sư uy tín tại Bình Dương còn thường xuyên hỗ trợ cho người dân trực tiếp tại địa chỉ công ty và cả địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT, VUI LÒNG LIÊN HỆ LUẬT SƯ UY TÍN BÌNH DƯƠNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CON RIÊNG CON NUÔI:

Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

– Mail: [email protected]

– Fanpage: Luật sư Bình Dương

– Website: luatsumhop.vn

Để đặt lịch, Qúy khách vui lòng gọi vào số hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997 để được hẹn trước 1 giờ đồng hồ để chúng tôi phân công Luật sư của Luật sư uy tín tại Bình Dương hỗ trợ Qúy khách các vấn đề đề quyền thừa kế, đặc biệt là quyền thừa kế của con riêng con nuôi.

 >> Xem thêm:

Luật sư giỏi tại Thuận An – Luật sư tư vấn pháp luật tại Thuận An

Luật sư uy tín tại Bình Dương Uy tín – Chất lượng – Tận tâm – Kinh nghiệm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *