Có được yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ?

Bộ luật lao động năm 2019 không có quy định nào hạn chế việc sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ. Tuy nhiên, khi sử dụng những người này làm thêm giờ, người sử dụng lao động cũng cần đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019:

  • Phải được sự đồng ý của người lao động;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm với công việc bình thường, không quá 300 giờ/năm với một số công việc như: Sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, điện tử; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông; cấp, thoát nước….

Như vậy, người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ nếu như người đó đồng ý, đồng thời phải đảm bảo được điều kiện về số giờ làm thêm.

Sử dụng lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm?

Tùy thuộc vào việc người lao động cao tuổi đã hưởng lương hưu hay chưa mà người sử dụng lao động có thể phải đóng bảo hiểm cho họ.

Trường hợp 1: Người lao động đang hưởng lương hưu

Người lao động đáp ứng đồng thời về độ tuổi và số năm đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 149 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động đang hưởng lương hưu mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài chế độ hưu trí, người lao động còn được được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo pháp luật và hợp đồng lao động.

Đồng thời, khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định:

Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo đó, nếu người lao động đang hưởng lương hưu hàng tháng, doanh nghiệp sẽ không phải đóng bảo hiểm.

Tuy nhiên, thay vì đóng bảo hiểm, doanh nghiệp phải trả thêm cho người lao động khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật lao động năm 2019.

Trường hợp 2: Người lao động chưa hưởng lương hưu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng thì sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đồng thời Luật này cũng giới hạn người hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Vì thế, nếu người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu hằng tháng mà đang làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm cho họ.

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT, VUI LÒNG LIÊN HỆ LUẬT SƯ UY TÍN BÌNH DƯƠNG VUI LÒNG LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TẠI:

Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

– Mail: [email protected]

– Fanpage: Luật sư Bình Dương

– Website: luatsumhop.vn

Để đặt lịch, Qúy khách vui lòng gọi vào số hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997 để được hẹn trước 1 giờ đồng hồ để chúng tôi phân công Luật sư của Luật sư uy tín tại Bình Dương hỗ trợ Qúy khách.

 >> Xem thêm:

Luật sư giỏi tại Thuận An – Luật sư tư vấn pháp luật tại Thuận An

Luật sư uy tín tại Bình Dương Uy tín – Chất lượng – Tận tâm – Kinh nghiệm!