vấn thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2022 tại Bình Dương, có thể thấy rằng hôn nhân là một vấn đề quan trọng, đó là sự tự nguyện đến với nhau của các bên có sự tự nguyện không có sự rang buộc từ một bên nào hết và việc đăng ký kết hôn là một nội dung cũng rất quan trọng trong một cuộc hôn nhân. Nêu hai bên đến với nhau bằng tình yêu thì đăng ký kết hôn sẽ là bằng chứng cho tình yêu đó được nhà nước chứng nhận. Vì vậy để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, để các bên có trách nhiệm với nhau hơn thì khi kết hôn thì phải đi đăng ký. Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2022 tại Bình Dương chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý về hôn nhân gia đình cụ thể các vấn đề về thủ tục dăng ký kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, các giấy tờ, hồ sơ cần thiết khi tiến hành tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2022.

Table of Contents

ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN 

Để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, dù có là sự tự nguyện của hai bên thì cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, khi đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì sẽ được nhà nước chứng nhận là kết hôn hợp pháp từ đó phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Theo đó về điều kiện kết hôn được quy định như sau:

Điều kiện kết hôn của người nam và người nữ được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện này. Cụ thể:

Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Về ý chí: Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

Về năng lực hành vi: Không bị năng lực hành vi dân sự. Căn cứ vào điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2022

CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Bên cạnh việc tuân thủ các điều kiện về đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại Khoản d Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng quy định các trường hợp cấm tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật HN&GĐ 2014, không được kết hôn như sau:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.

Trong đó: Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình; Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

Trong đó: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy (Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên); Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ; Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.  

  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Trong đó: “Người đang có vợ hoặc có chồng” là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

+ Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

+ Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Trong đó: Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau; Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

GIẤY ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Giấy đăng ký kết hôn hay chính xác là giấy chứng nhận kết hôn được quy định tại khoản 7 điều 4 luật Hộ tịch:

Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.”

Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:

– Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;

– Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;

– Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN MỚI NHẤT NĂM 2022

Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất được quy định tại Quyết định 1872/QQĐ- BTP năm 2020. Thủ tục đăng ký kết hôn cũng được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật hộ tịch 2014. Thủ tục, giấy tờ hồ sơ phải nộp khi đăng ký kết hôn như sau:

Thủ tục cơ bản đăng ký kết hôn

  1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
  2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn

  1. Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú (Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú).
  2. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
  3. Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:

– Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định 123/2015/NĐ – CP. 

Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

– Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.

Cách thức thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn :

Người có yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại).

THỜI GIAN CÓ THỂ NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT HÔN

Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

Tư vấn thủ tục đăng ký kết mới nhất năm 2022

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Trình tự thực hiện

– Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

– Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ. Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn.

– Nếu thấy hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

– Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

– Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn. Công chức làm công tác hộ tịch hướng dẫn hai bên nam, nữ kiểm tra nội dung trong Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, nếu hai bên thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký kết hôn thì công chức làm công tác hộ tịch cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ; hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.

Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Cách thức thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2022:

Người yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại).

> Xem thêm: Tư vấn đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài 

Thành phần hồ sơ:

* Giấy tờ phải xuất trình

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam.

– Người nước ngoài xuất trình bản chính hộ chiếu để chứng minh về nhân thân; trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn. (trong giai đoạn chuyển tiếp).

* Giấy tờ phải nộp

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó.Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp.

– Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước (trong giai đoạn chuyển tiếp).

* Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ tương ứng sau đây:

– Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật (Trích lục ghi chú ly hôn);

– Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó;

– Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

Đó là những trình tự, thủ tục hồ sơ liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2022.

CÁCH THỨC LIỆN HỆ VỚI LUẬT SƯ TƯ VẤN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN MỚI NHẤT 2022 TẠI BÌNH DƯƠNG

Với những kiến thức, cũng như trình tự thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất năm 2022 về trình tự, các điều kiện để được đăng ký kết hôn, giấy tờ, hồ sơ khi cần đến đăng ký kết hôn, cũng như nơi nộp đăng ký kết hôn,… Để thực hiện giải đáp thắc mắc, hay còn một số vướng mắc gì đến quy trình hay về thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất năm 2022 thì kính mời quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn tại Bình Dương theo các phương thức liên hệ sau:

Phương thức liên hệ với Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2022 tại Bình Dương qua điện thoại:

 Bước 1: Gọi đến số điện thoại 038.22.66.998 – 038.22.66.997 – Tổng đài  tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn tại Bình Dương.

Bước 2: Trình bày câu hỏi, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn từ các Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn tại Bình Dương.

Chỉ với 01 cuộc gọi, với 02 bước đơn giản mọi thắc mắc của bạn trong vấn đề thủ tục đăng ký kết hôn cả về đăng ký kết hôn và đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mà quý khách hàng đang gặp phải sẽ được Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn tại Bình Dương sẽ giải đáp thắc mắc.

Phương thức liên hệ Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2022 tại Bình Dương tư vấn trực tiếp tại văn phòng

Thủ tục đăng ký kết hôn của quý khach hàng còn gặp nhiều vướng mắc, cũng như chưa biết soạn thảo hay các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn. Đặc biệt là thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, hiện nay còn khá phức tạp. Nếu nhu cầu của quý khách hàng không chỉ dừng lại ở việc được tư vấn! Mà bạn muốn có Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2022 tại Bình Dương hỗ trợ, song hành cùng bạn để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý về thủ tục đăng ký kết hôn mà quý khách hàng đang gặp phải thì sẽ được Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2022 tại Bình Dương sẽ giải đáp, cũng như trao đổi kỹ càng đến khách hàng, về giấy tờ, đơn từ liên quan đến về thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2022 tại Bình Dương:

Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

– Mail: [email protected]

– Fanpage: Luật sư Bình Dương

– Website: luatsumhop.vn

Để đặt lịch, Qúy khách vui lòng gọi vào số hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997 để được hẹn trước 1 giờ đồng hồ để chúng tôi phân công Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2022 tại Bình Dương hỗ trợ Qúy khách.

>> xem thêm: Văn phòng luật sư tại Dĩ An

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *