Luật sư tư vấn Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Dĩ An, Bình Dương. Chuyên tư vấn quy định của pháp luật Hình sự về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 226 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Thông qua các căn cứ pháp lý của Bộ luật hình sự hiện hành, Luật sư tư vấn Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Dĩ An, Bình Dương sẽ đưa ra phân tích và bình luận khoa học về đặc điểm, các dấu hiệu pháp lý, cũng như về hình phạt của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Luật sư tư vấn Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Dĩ An, Bình Dương có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khách hàng hiểu rõ vấn đề pháp lý liên quan đến tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Thông qua đó, đưa ra tư vấn, cũng như cung cấp kiến thức pháp luật hình sự không chỉ hướng tới khách hàng mà còn hướng đến các bạn, đọc giả chuyên ngành luật.

TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Khái niệm về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý,hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp, xâm phạm quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại.

Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp thuật ngữ này được sử dụng từ lâu và phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”. Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì nhãn hiệu là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Chỉ dẫn địa lý là chỉ dẫn xác định một hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một Bên, hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định.

Luật sư tư vấn Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Dĩ An, Bình Dương
Luật sư tư vấn Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Dĩ An, Bình Dương

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn Dĩ An, Bình Dương

Căn cứ pháp lý của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành thì tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 226, thuộc chương XVIII các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, mục 3 các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, cụ thể như sau:

“1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

….”.

Từ quy định tại Điều 226 của Bộ luật Hình sự hiện hành thì tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý.

Luật sư tư vấn Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Dĩ An, Bình Dương
Luật sư tư vấn Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Dĩ An, Bình Dương

Đặc điểm của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

  Thứ nhất, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi nguy hiểm cho xã hội: Theo đó hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi gây nên thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được pháp luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được thể hiện ở chỗ hành vi đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Thứ hai, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi bị luật hình sự cấm (còn gọi là tính trái pháp luật hình sự của tội phạm): Đặc điểm pháp lý về hình thức của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong luật hình sự thể hiện ở Khoản 1, Điều 8, Bộ luật Hình sự , tại Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), đã áp dụng chế tài đối với người thực hiện hành vi phạm tội là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn.

Theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự hiện hành còn quy định cả chế tài đối với pháp nhân thương mại đó là phạt tiền, đình chỉ hoạt động kinh doanh có thời hạn hoặc có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn không quá 3 năm.

Thứ ba, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện hoặc do pháp nhân thương mại có đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý.

     Thứ tư, đối tượng của tội phạm này là xâm phạm đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại của quyền sở hữu công nghiệp.

CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

a). Dấu hiệu pháp lý của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý.

Thứ nhất, Khách thể của tội phạm: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xâm phạm tới quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức.

Thứ hai, Mặt khách quan của tội phạm: được thực hiện bằng các hành vi sau:

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam như: sử dụng các loại nhãn, mác hàng hóa, sản xuất hàng hóa có kiểu dáng như loại hàng hóa đã được Nhà nước bảo hộ… Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể ở dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia nhằm chỉ dẫn hàng hóa đó có nguồn gốc xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương nào gắn liền với đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm này. 

Theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ thì: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền.

Các hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm, nếu vi phạm với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Thứ ba, Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là:

Bộ luật hình sự chỉ quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. theo đó, tại Điều 12 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật có quy định khác”. Thì theo đó, chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ tư, về mặt chủ quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

Mặt chủ quan của tội phạm tức là diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì được thực hiện với lỗi cố ý, lỗi được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.

Cụ thể rằng: người phạm tội biết hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam mục đích với quy mô thương mại là nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hậu quả có thể hoặc tất yếu xảy ra do hành vi của mình gây nên song vẫn thực hiện với ý thức mong muốn cho hậu quả xảy ra. Hoặc với lỗi cố ý gián tiếp thì trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Người phạm tội thực hiện tội phạm vì mục đích kinh doanh (vụ lợi), đây là một trong các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Như vậy người có các hành vi nêu ở trên nhưng không vì mục đích kinh doanh thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Lưu ý: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cần phải phân biệt với tội sản xuất, buôn bán hàng giả. 

Theo đó, tuy có một điểm giống nhau là hàng hóa sản xuất ra có cùng kiểu dáng, nhãn mác tương tự như hàng thật, hàng được bảo hộ nhưng tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khác với tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192) ở chỗ trong tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chất lượng của hàng hóa có thể tương đương (giá trị sử dụng có thể bằng hoặc thấp hơn loại hàng hóa đã được bảo hộ) so với hàng được bảo hộ, còn trong tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì hàng hóa không chỉ giả về nội dung (chất lượng) sản phẩm mà còn giả cả về hình thức – bao gói, nhãn mác,…

Hàng giả không chỉ không có giá trị sử dụng, thậm chí có thể còn gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.

Luật sư tư vấn Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Dĩ An, Bình Dương
Luật sư tư vấn Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Dĩ An, Bình Dương

b). Hình phạt của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật hình sự Việt Nam

Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì hình phạt được áp dụng đối với cả cá nhân và pháp nhân.

Thứ nhất: Đối với cá nhân

Điều 226 quy định 03 khung hình phạt:

Khung 1: được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có cấu thành quy định tại Khoản 1 Điều 226 Bộ luật Hình sự hiện hành: “thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Phạt tiền: Nếu phạt tiền ở khung 1 được áp dụng là hình phạt chính thì mức phạt tối đa là 500.000.000 đồng, mức tối thiểu là 50.000.000 đồng. Khi Tòa án quyết định hình phạt tiền đối với người bị kết án không được vượt quá mức tối đa đã được điều luật quy định.

Cải tạo không giam giữ: Mức cải tạo không giam giữ đối người phạm tội này là không quá 03 năm. Khi Tòa án quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án không được vượt quá mức tối đa đã được điều luật quy định.

Khung 2: Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng

Được quy định tại Khoản 2 điều 226 Bộ luật Hình sự hiện hành: “bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tổ chức; (là trường hợp đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm tức là có sự câu kết chặt chẽ từ hai đồng phạm trở lên, cũng như có sự phân công vai trò nhiệm vụ cụ thể, tính toán chu đáo và chuẩn bị kỹ càng cho việc thực hiện tội phạm) được thể hiện dưới dạng những đồng phạm cùng tham gia một tổ chức phạm tội được hình thành v…….

b) Phạm tội 02 lần trở lên; (mỗi lần phạm tội đều có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng chưa lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và khi đưa ra xét xử vẫn còn trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự).

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Phạt tiền: Tương tự như ở khung 1, hình phạt tiền ở khung 2 được áp dụng là hình phạt chính thì mức phạt nâng lên mức tối đa là 1.000.000.000 đồng, mức tối thiểu là 500.000.000 đồng. Khi Tòa án quyết định hình phạt tiền đối với người bị kết án không được vượt quá mức tối đa đã được điều luật quy định.

Hình phạt tù: Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tuy nhiên Tòa án vẫn có thể áp dụng mức hình phạt thấp hơn mức tối thiểu đã được quy định trong trường hợp người bị kết án có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và đủ điều kiện để Tòa án xem xét và ra quyết định hình phạt.

Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội: ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thứ hai: Đối với pháp nhân thương mại

Chúng ta có thể thấy rằng, theo quy định của Bộ luật hình sự đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã quy định thêm chủ thể chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội.

Có thể thấy rằng, thông qua quá trình nghiên cứu, học hỏi, cũng như công tác dự đoán sự phát triển xã hội, các mối quan hệ xã hội ngày càng phát triển, tác động đến nhiều mối quan hệ xã hội, với sự điều chỉnh kịp thời của pháp luật hình sự đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đã đưa ra quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại. Đây là lần đầu tiên chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được quy định trong Bộ luật hình sự, tạo ra một đột phá mới quan trọng trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Theo quy định của pháp luật hình sự, pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn 04 điều kiện: thứ nhất đó là hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; thứ hai đó là hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; thứ ba đó là hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp nhận của pháp nhân thương mại; và cuối cùng đó là chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Đối với trường hợp cấu thành cơ bản: Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng nếu thực hiện hành vi quy định. Tức là cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi nhuận bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng dến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt hành vi của mình về vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Pháp nhân thương mại phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, có thể thấy rằng, quy định hình phạt đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định một cách rõ ràng, cụ thể giữa các chủ thể khi thực hiện hành vi là cá nhân và pháp nhân được quy định cụ thể. Những quy định về hình phạt đối với cá nhân và pháp nhân thương mại cùng với các biện pháp tư pháp là cơ sở pháp lý quan trọng để cho cơ quan chức năng có thẩm quyền lựa chọn và áp dụng một cách thông nhất và phù hợp.

Luật sư tư vấn tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành đã có cái nhìn tổng quan cũng như đánh giá, bình luận về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng như những căn cứ pháp lý, khung hình phạt. Từ đó góp phần giúp cho các bạn đọc cũng như khách hàng hiểu thêm về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

>> xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật Dĩ An, Bình Dương

ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN VỀ TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

– Mail: [email protected]

– Fanpage: Luật sư Bình Dương

– Website: luatsumhop.vn

Để đặt lịch, Qúy khách vui lòng gọi vào số hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997 để được hẹn trước 1 giờ đồng hồ để chúng tôi phân công Luật sư tư vấn pháp luật Dĩ An, Bình Dương hỗ trợ Qúy khách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *