Quy định về đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật Dân sự 2015, để làm rõ được vấn đề quy định về đại diện ủy quyền trong Bộ luật dân sự 2015, Luật Sum Họp của chúng tôi sẽ đưa ra phân tích, đánh giá về khái niệm đại diện theo uỷ quyền, thời hạn, phạm vi, các trường hợp, hậu quả pháp lý của việc đại diện theo uỷ quyền theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Có thể thấy rằng, khi tham gia vào các quan hệ dân sự thì chủ thể sẽ tự mình xác lập và thực hiện giao dịch dân sự. Nhưng có nhiều trường hợp vì những lý do khách quan bất khả kháng hoặc những lý do chủ quan như: đau ốm, đi nước ngoài, hoặc các vấn đề pháp lý khác… mà chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự không có mặt để có thể tự mình xác lập và thực hiện giao dịch đó.

Do đó, pháp luật để hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi cho mọi người trong pháp luật dân sự có cho phép chủ thể này ủy quyền cho chủ thể khác thay mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Và đó chính là đại diện theo ủy quyền. Vậy, để làm rõ vấn đề này, Luật Sum Họp, chúng tôi sẽ phân tích và đánh giá về quy định về đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật dân sự 2015.

Quy định về đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật dân sự 2015
Quy định về đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật dân sự 2015

KHÁI NIỆM VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

Để làm rõ vấn đề về quy định về đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật dân sự 2015 thì trước tiền chúng ta cần phải làm rõ về khái niệm như nào được gọi là đại diện? Đại diện theo ủy quyền là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự 2015 thì đại diện được hiểu là chủ thể dân sự này nhân danh và vì lợi ích hợp pháp của một chủ thể dân sự khác để tham gia vào giao dịch dân sự. Đại diện có hai loại là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

Còn theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 có quy định, thì “ủy quyền” phải là việc chính chủ thể có quyền tự mình trao quyền cho chủ thể khác (đủ năng lực thực hiện) để thay mình tham gia vào các giao dịch dân sự.

Tại Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chủ thể dân sự của quan hệ đại diện theo ủy quyền là cá nhân và pháp nhân. Cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Pháp nhân thì phải có tư cách pháp nhân trong quá trình tham gia quan hệ ủy quyền. Những chủ thể khác như tổ chức không phải là pháp nhân thì phải lựa chọn ra một cá nhân có đủ thẩm quyền để đại diện tổ chức đó tham gia vào quan hệ đại diện theo ủy quyền.

Như vậy thì đại diện theo ủy quyền tức là việc một cá nhân, pháp nhân (bên đại diện) nhân danh và vì lợi ích của một cá nhân, pháp nhân khác (bên được đại diện) tiến hành xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự thông qua việc được bên được đại diện “trao quyền” hợp pháp.

CÁC TRƯỜNG HỢP VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015, có quy định các trường hợp đại diện theo ủy quyền như sau:

– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Quy định về đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật dân sự 2015
Quy định về đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật dân sự 2015

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn tại Bình Dương

HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI THỰC HIỆN HÀNH VI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Khi thực hiện hành vi đại diện theo ủy quyền, thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người được ủy quyền đại diện với người ủy quyền, cụ thể như sau:

  • Người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba phải phù hợp với phạm vi đại diện. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
  • Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
  • Trường hợp người đại diện theo pháp luật biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

THỜI HẠN ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

Sau khi thực hiện hành vi đại diện theo ủy quyền, tại thời điểm sau khi đại diện theo ủy quyền được xác lập thì bắt đầu phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện. Để xác định thời hạn khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền được xác định như sau:

– Theo thỏa thuận;

Tức là các bên khi kí kết hợp đồng ủy quyền thì sẽ có thỏa thuận, về thời hạn khi hợp đồng đại diện theo ủy quyền có thời hạn chấm dứt. Tức là giữa người ủy quyền và người được đại diện theo ủy quyền thỏa thuận với nhau về hành vi đại diện theo ủy quyền, thì đó là thời điểm xác định hợp đồng đại diện theo ủy quyền này hết hiệu lực.

– Thời hạn ủy quyền đã hết;

Khi hai bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện theo ủy quyền xác lập thời hạn ủy quyền như vào ngày, tháng, năm cụ thể trong hợp đồng đại diện theo ủy quyền được xác lập.

– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

Sau khi thực hiện công việc hoàn thành, khi bên nhận ủy quyền theo đại diện thực hiện xong các công việc được ủy quyền thì thời hạn đại diện theo ủy quyền cũng chấm dứt.

– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

– Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

– Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật Dân sự 2015;

– Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

– Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Tại Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ ràng đối với từng hình thức đại diện, theo pháp luật hay theo ủy quyền thì phạm vi ủy quyền tương ứng cụ thể ra sao. Đối với đại diện theo pháp luật, phạm vi ủy quyền được xác định căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc xác định theo điều lệ của pháp nhân; đối với đại diện theo ủy quyền, phạm vi ủy quyền xác định căn cứ vào nội dung ủy quyền.

Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định nhắc về phạm vi đại diện theo ủy quyền như sau:

+ Khi tham gia vào quan hệ đại diện theo ủy quyền thì người đại diện chỉ được phép thực hiện những giao dịch mà được người được đại diện ủy quyền cho. Nội dung ủy quyền này sẽ được xác lập theo sự thỏa thuận thống nhất của hai bên. Tóm lại phạm vi ủy quyền chỉ cần không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm của pháp luật thì theo sự ủy quyền này, người đại diện theo ủy quyền sẽ thực hiện những gì trong phạm vi mà mình được đại diện.

+ Phạm vi đại diện theo ủy quyền phải được người đại diện theo ủy quyền thông báo cho tất cả những chủ thể có liên quan khi tham gia giao dịch dân sự. Đây là trách nhiệm của người đại diện, đặc biệt đối với bên thứ ba, những người có quyền lợi và nghĩa vụ đối với giao dịch đó. Nếu đại diện theo ủy quyền nhưng không xác định rõ phạm vi đại diện thì chỉ thực hiện giao dịch vì lợi ích của người được đại diện, trừ luật có quy định khác.

+ Bất kỳ cá nhân, pháp nhân nào đều có thể làm đại diện theo ủy quyền của nhiều cá nhân, pháp nhân khác tuy nhiên nếu đã nhận sự ủy quyền của một chủ thể thì không thể tham gia giao dịch mà giữa mình với chính bên mình được ủy quyền, mình nhân danh đại diện cho chủ thể đó. Tóm lại, trừ các trường hợp luật định thì bên đại diện theo ủy quyền không được tiến hành thực hiện những giao dịch dân sự mà chủ thể giao dịch vừa là mình và chủ thể khác nhưng do mình đứng ra đại diện theo ủy quyền.

Có thể thấy việc xác định phạm vi đại diện theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 khá rõ ràng, dễ hiểu, nội dung của điều luật thống nhất với tiêu đề của điều luật, không bị trùng lắp giữa quy định về phạm vi đại diện với căn cứ xác lập quan hệ đại diện và điều kiện làm phát sinh hiệu lực pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập với người thứ ba.

QUY ĐỊNH VỀ CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền đại diện theo cách thức liệt kê. Nêu chính xác đại diện bao gồm những cách xác lập nào.

Đại diện theo ủy quyền xác lập theo ý chí giữa người được đại diện và người đại diện còn đại diện theo pháp luật xác lập theo quy định pháp luật, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân.

Việc xác lập quyền đại diện được thực hiện như thế nào? Hiện nay, pháp luật dân sự đồng ý cho quan hệ này được xác lập thông qua cả hành động, lời nói và văn bản. Trong các trường hợp cụ thể tại các luật chuyên ngành thì đại diện theo ủy quyền bắt buộc phải được lập bằng văn bản và có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: đại diện theo ủy quyền liên quan đến các vấn đề đất đai, các loại động sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, ….

QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:

+ Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền để cho một cá nhân, pháp nhận khác đại diện thay mặt mình tiến hành xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhất định.

+ Các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân cử ra một cá nhân, pháp nhân khác để đại diện cho mình tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của mình. Việc cử đại diện theo ủy quyền phải được tất cả thành viên thỏa thuận thống nhất.

+ Trừ các trường hợp luật việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự do người từ đủ 18 tuổi trở lên thì người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có thể là đại diện theo ủy quyền để tham gia xác lập và thực hiện giao dịch dân sự.

Quy định về đại diện theo ủy quyền của Bộ luật Dân sự 2015 có những điểm tiêu biểu sau đây:

+ Thứ nhất, so với quy định tại Bộ luật cũ thì quy định về chủ thể của đại diện theo ủy quyền được trình bày theo hình thức liệt kê, nêu rõ bao gồm cá nhân và pháp nhân nên cụ thể và dễ hiểu hơn.

+ Thứ hai, đối với chủ thể của quan hệ đại diện theo ủy quyền là pháp nhân thì phải có tư cách pháp nhân. Những chủ thể khác là tổ chức mà không có tư cách pháp nhân như hộ gia đình, hợp tác xã,…. thì không phải chủ thể của quan hệ này. Muốn tham gia vào quan hệ này thì những tổ chức không có tư cách pháp nhân phải thỏa thuận thống nhất với nhau chỉ định một cá nhân hoặc cử pháp nhân khác thay mình tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.

Chính ra, có thể nói đây cũng là đang thực hiện một giao dịch – đại diện theo ủy quyền khi mà tất cả chủ thể trong tổ chức không có tư cách pháp nhân cử một chủ thể có đủ thẩm quyền thay mặt mình để tiến hành xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung của tổ chức không có tư cách pháp nhân đó.

Chủ thể được tổ chức không có tư cách cá nhân cử ra là cá nhân, pháp nhân bất kì, không nhất thiết là chủ hộ hay tổ trưởng để làm đại diện ủy quyền cho mình. Đây là quy định rất mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự trước thì đại diện của tổ hợp tác là tổ trưởng tổ hợp tác, đại diện cho hộ gia đình là chủ hộ gia đình và đây là đại diện theo pháp luật.

Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu về quy định về đại diện theo ủy quyền trong Bộ luât dân sự 2015 thì kính mời các bạn và quy khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Sum Họp, theo số điện thoại hotline: 038.22.66.997 – 038.22.66.998

Quy định về đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật dân sự 2015
Quy định về đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật dân sự 2015

ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ SUM HỌP TƯ VẤN VỀ QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

– Mail: [email protected]

– Fanpage: Luật sư Bình Dương

– Website: luatsumhop.vn

Để đặt lịch, Qúy khách vui lòng gọi vào số hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997 để được hẹn trước 1 giờ đồng hồ để chúng tôi sẽ hỗ trợ Qúy khách.

Bài viết liên quan:

Luật sư giỏi tại Dĩ An – Luật sư tư vấn pháp luật tại Dĩ An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *