Ly hôn giả tạo được xem là hành vi trái pháp luật và là hành vi bị cấm theo điểm a khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Vậy hiểu như thế nào là ly hôn giả tạo? Ly hôn giả tạo nhằm mục đích gì?

Ly hôn là quyền của vợ chồng và được pháp luật ghi nhận khi mục đích hôn nhân của vợ chồng không đạt được. Tuy nhiên, hiện nay có không ít cặp vợ chồng lợi dụng quyền này để tạo chứng cứ ly hôn giả nhằm tẩu tán tài sản, xuất ngoại, sinh con thứ 3,… dẫn đến những hậu quả khó lường.

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo đó, khi vợ chồng không còn tình cảm hoặc có quá nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Vợ chồng sẽ thỏa thuận ly hôn (ly hôn thuận tình) hoặc một trong hai bên (vợ/ chồng) yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tòa án sẽ căn cứ vào tình trạng của hôn nhân, mục đích của nó đã đến mức trầm trọng hay chưa để có thể ra phán quyết chấp nhận cho ly hôn hay không.

Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp ly hôn không phải vì tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được mà là vì mục đích khác thì được xem là Ly hôn giả tạo.

Ly hôn giả tạo - ly hôn giả, hậu quả thật
Ly hôn giả tạo – ly hôn giả, hậu quả thật

1. Ly hôn giả tạo là gì?

Ly hôn giả tạo được khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình định nghĩa như sau: “15. Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Như vậy, nếu ai lợi dụng việc ly hôn mà không nhằm mục đích chấm dứt quan hệ hôn nhân vợ, chồng mà vì trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân sự hoặc để đạt mục đích khác thì đều bị xem là ly hôn giả tạo.

Ví dụ: Chị M mặc dù đã lấy chồng ở Việt Nam nhưng vì muốn được sang nước ngoài định cư nên đã bàn bạc với chồng là anh N hiện đang sống tại Việt Nam là sẽ ly hôn giả để chị M được kết hôn với anh L – là người có quốc tịch nước ngoài. Chị M và anh N thỏa thuận sẽ ly hôn tại Việt Nam, khi chị M sang được nước ngoài để kết hôn và được định cư tại đó thì sẽ ly hôn với anh L và đón anh N từ Việt Nam sang nước ngoài để kết hôn lại.

Trường hợp này, chị M và anh N được xem là đã có hành vi ly hôn giả tạo, ly hôn không nhằm mục đích chấm dứt quan hệ hôn nhân mà để chị M được nhập quốc tịch nước ngoài.

2. Mục đích của việc ly hôn giả tạo

Ly hôn giả tạo thực chất là việc lợi dụng ly hôn nhằm mục đích:

  • Trốn tránh nghĩa vụ về tài sản. Ví dụ: vợ chồng thỏa thuận ly hôn giả tạo để chia tài sản nhưng toàn bộ tài sản của một bên đều chuyển giao hết cho bên kia nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
  • Vi phạm chính sách, pháp luật về dân số. Ví dụ: vợ/ chồng tiến hành ly hôn giả tạo để sinh con thứ ba.
  • Ly hôn giả tạo để đạt mục đích khác mà không nhằm chấm dứt hôn nhân: đó là trường hợp vợ/ chồng lợi dụng việc ly hôn nhằm mục đích xuất, nhập cảnh, xuất khẩu lao động.

Ly hôn giả tạo được xem là hành vi trái pháp luật và được xem là hành vi bị cấm theo điểm a khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình quy định cấm hành vi “Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo”.

3. Ly hôn giả, hậu quả thật

Việc ngăn chặn ly hôn giả tạo hoặc chưa đủ điều kiện ly hôn của tòa chỉ thực hiện được trong quá trình giải quyết ly hôn. Trong thời gian thụ lý giải quyết ly hôn, tòa án thường không chấp nhận cho ly hôn, trả đơn yêu cầu tòa án xét xử ly hôn khi thấy khi cả hai không có chứng cứ làm sáng tỏ việc ly hôn xuất phát từ lý do mâu thuẫn hôn nhân tới mức trầm trọng; việc vợ/ chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Tuy nhiên, trên thực tế, tòa rất khó xác định và chứng minh việc vợ chồng đồng thuận ly hôn là ly hôn giả tạo, một khi cả hai đã bàn bạc, thống nhất nhau sẽ tạo ra những chứng cứ rất thuyết phục và hợp lý.

Dù là ly hôn giả tạo nhưng nếu đã được tòa án chấp nhận thì hậu quả pháp lý giống như ly hôn thật, tức là sẽ chấm dứt quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Pháp luật không thể bảo vệ quyền làm chồng hay làm vợ của những người đã ly hôn, bất kể nội tình sự việc là giả hay thật. Vì vậy, các cặp vợ chồng không nên vì những toan tính thực dụng, nhất thời mà quyết định ly hôn giả tạo để rồi phải trả giá đắt về hạnh phúc vợ chồng.

Ví dụ: ông A và bà B thống nhất ra tòa ly hôn (thực chất là ly hôn giả nhằm trốn tránh việc trả nợ khi ông A về quê làm ăn). Theo đó, ông A thỏa thuận giao toàn bộ nhà cửa lại cho bà B và 2 con gái. Tuy nhiên, ông A về quê lại kết hôn với một phụ nữ khác là bà C. Khi bà B về quê chung sống cùng chồng thì bị bà C đánh ghen, đòi thưa kiện bà B về tội ngoại tình, phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác. Qua ví dụ này giúp cho mọi người thấy rằng mặc dù mục đích ban đầu là ly hôn giả nhưng những hệ lụy phải gánh chịu là thật.

4. Xử lý ly hôn giả tạo

Theo đó, nếu ai vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo điểm đ khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10-20 triệu đồng: “Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Đồng thời, người vi phạm còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp này thuộc về:

  • Công chức tư pháp, hộ tịch cấp xã theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
  • Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 82/2020/NĐ-CP
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp theo điểm b khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
  • Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo điểm đ khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Bài viết nhằm cung cấp cho người đọc các quy định của pháp luật xoay quanh việc ly hôn giả tạo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm giải đáp thắc mắc và tư vấn tận tình cho bạn. Chúng tôi luôn cố gắng hoàn thiện mỗi ngày để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Ly hôn giả tạo
Ly hôn giả tạo

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn tại:

Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

– Mail: [email protected]

– Fanpage: Luật sư Bình Dương

– Website: luatsumhop.vn

Để đặt lịch, Qúy khách vui lòng gọi vào số hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997 để được hẹn trước 1 giờ đồng hồ để chúng tôi phân công Luật sư tư vấn hỗ trợ Qúy khách.

>> xem thêm: Văn phòng luật sư tại Dĩ An

One thought on “Ly hôn giả tạo – ly hôn giả, hậu quả thật 2022

  1. Pingback: Chung Sống Như Vợ Chồng Nhưng Không Đăng Ký Kết Hôn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *