Chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn là tình trạng không quá hiếm gặp. Đặc biệt trong thời buổi hiện đại ngày nay, ngày càng nhiều người mong muốn sống cùng nhau nhưng không bị ràng buộc về nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Tuy nhiên trong quá trình sinh sống sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ về tài sản, con cái, lúc này khi muốn chấm dứt mối quan hệ chung sống như vợ, chồng thì vấn đề đặt ra là tài sản sẽ được chia giải quyết như thế nào? Ai sẽ là người có quyền và nghĩa vụ nuôi con?

Trong bài viết này, Luật sư Bình Dương xin cung cấp những quy định của pháp luật về mối quan hệ chung sống như vợ chồng cũng như cách giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Chung sống như vợ chồng
Chung sống như vợ chồng

Quan hệ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn?

Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Như vậy, chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định, thực hiện xong thủ tục và có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì mối quan hệ hôn nhân này mới được pháp luật thừa nhận, bảo vệ, phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai bên vợ, chồng.

Tuy nhiên trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp không tiến hành đăng ký kết hôn mà chỉ chung sống cùng nhau và thậm chí là sinh con. Mối quan hệ này được pháp luật gọi tên là mối quan hệ “chung sống như vợ chồng”, cụ thể tại khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”. Việc chung sống này được chứng minh thông qua việc họ có đời sống sinh hoạt chung, có tài sản chung, có con chung với nhau và được mọi người xung quanh thừa nhận là vợ chồng. Thời điểm phát sinh một trong những sự kiện trên sẽ được xác định là thời điểm mà nam, nữ bắt đầu cho việc có chung sống như vợ chồng với nhau.

Vậy chung sống như vợ chồng có vi phạm pháp luật không?

Điểm c, d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định một trong các hành vi bị cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình, trong đó có đề cập đến việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật, cụ thể:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”.

Như vậy, khi nam nữ sống chung như vợ chồng mà không thuộc trường hợp cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng như hai bên nam nữ đã đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên giữa hai bên không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Xem thêm:

Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Chung sống như vợ chồng
Chung sống như vợ chồng

Trong quá trình chung sống như vợ chồng hai bên sẽ phát sinh các mối quan hệ về tài sản, con cái. Vậy trong trường hợp có tranh chấp chia tài sản, quyền và nghĩa vụ nuôi con thì sẽ được giải quyết như thế nào? Theo quy định tại Điều 14,15,16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và văn bản hướng dẫn quy định chi tiết về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký chia làm 3 trường hợp sau:

Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987

Căn cứ theo khoản 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:

“Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đinh 1986 có hiệu lực) mà chưa có đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung”.

Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến nay

Trường hợp sống chung từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001, nếu có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật thì phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003, nếu có yêu cầu ly hôn trong thời hạn này mà họ vẫn chưa đăng ký kết hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Trường hợp sống chung kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến nay. Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng và các yêu cầu về con và tài sản được Tòa án áp dụng theo quy định tại Điều 14, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Theo đó, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. Cụ thể:

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con

Chung sống như vợ chồng
Chung Sống Như Vợ Chồng Nhưng Không Đăng Ký Kết Hôn

Theo Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết giống như trường hợp có đăng ký kết hôn, cụ thể mọi quy định sẽ căn cứ vào Chương V Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Quyền nuôi con, về cơ bản sẽ dựa theo các căn cứ sau:

  • Thỏa thuận của các bên: Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên. Căn cứ dựa trên việc bảo đảm quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
  • Điều kiện của các bên: Tòa án sẽ ưu tiên quyền nuôi con cho bên đảm bảo con lợi ích tốt nhất về vật chất; tinh thần…
  • Độ tuổi của con: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi; Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi được giao một bên nuôi theo lợi ích của con. Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

Căn cứ theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.

Điều 219 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung như sau:

“1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình; trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật; hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”

Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Trên đây là quy định về trường hợp chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Để được tư vấn đầy đủ, nhanh chóng nhất về việc chia tài sản, quyền và nghĩa vụ đối với con sau khi chấm dứt mối quan hệ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, liên hệ:

PHƯƠNG THỨC LIÊN HỆ LUẬT SƯ UY TÍN TẠI BÌNH DƯƠNG TƯ VẤN HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG THEO HAI CÁCH SAU: 

Luật sư uy tín tại Bình Dương tư vấn các vấn đề về hôn nhân gia đình, đặc biệt vấn đề về chung sống như vợ chồng, có 02 hình thức tư vấn cho Qúy khách hàng khi có những vướng mắc về các vấn đề về hôn nhân gia đình, khi liên hệ đến chúng tôi:

Liên hệ Luật sư uy tín tại  Bình Dương qua điện thoại:

Để được tư vấn pháp luật, các vấn đề pháp lý mà khách hàng đang vướng mắc, cũng như các vụ việc cần phải giải quyết tại Bình Dương, quý khách hàng chỉ cần thực hiện các bước sau để Luật sư uy tín tại Bình Dương liên hệ, và liên hệ trực tuyến với Luật sư uy tín tại Bình Dương bạn chỉ cần thực hiện qua 02 bước đơn giản sau:

 Bước 1: Gọi đến số điện thoại 038.22.66.998 – 038.22.66.997 – Tổng đài Luật sư uy tín tại Bình Dương.

– Thời gian tư vấn trong ngày: 8h00 – 23h00 (chúng tôi tư vấn từ thứ 2 đến chủ nhật, kể cả lễ, Tết).

Bước 2: Trình bày câu hỏi, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn từ các Luật sư uy tín tại Bình Dương.

Chỉ với 01 cuộc gọi, với 02 bước đơn giản mọi thắc mắc của bạn trong các lĩnh vực pháp lý mà khách hàng vướng mắc thì Luật sư uy tín tại Thuận An sẽ được chúng tôi giải đáp – tư vấn một cách nhanh chóng nhất – tận tình nhất – chính xác nhất và tiết kiệm chi phí nhất!

Chúng tôi luôn cố gắng nâng cao chất lượng tư vấn, nâng cao số lượng tư vấn viên để cung cấp đến mọi quý khách hàng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến về vấn đề pháp luật ngày càng chất lượng hơn!

Luật sư uy tín tại Bình Dương tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng

Nếu nhu cầu của bạn không chỉ dừng lại ở việc được tư vấn! Mà bạn muốn có Luật sư uy tín tại Bình Dương hỗ trợ, song hành cùng bạn để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật mà Qúy khách hàng đang gặp phải, đặc biệt các vấn đề pháp luật về chung sống như vợ chồng tại Bình Dương. Luật sư uy tín tại Bình Dương cũng có thể cung cấp các dịch vụ pháp lý cho bạn theo yêu cầu!

Bên cạnh việc tư vấn, hỗ trợ qua Tổng đài hay các trang thông tin chính thống của mình, Luật sư uy tín tại Bình Dương còn thường xuyên hỗ trợ cho người dân trực tiếp tại địa chỉ công ty và cả địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT, VUI LÒNG LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG TẠI BÌNH DƯƠNG,  VUI LÒNG LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TẠI:

Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

– Mail: [email protected]

– Fanpage: Luật sư Bình Dương

– Website: luatsumhop.vn

Để đặt lịch, Qúy khách vui lòng gọi vào số hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997 để được hẹn trước 1 giờ đồng hồ để chúng tôi phân công Luật sư tư vấn vấn đề về chung sống như vợ chồng tại Bình Dương hỗ trợ Qúy khách.

>> xem thêm: Văn phòng luật sư tại Thành phố Thủ Dầu Một

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *