Quyền xác định lại giới tính là một quyền nhân thân của cá nhân, xác định lại giới tính không đồng nghĩa với việc thay đổi giới tính một cách tùy tiện; mà chỉ trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta; và tình hình phát triển kinh tế – xã hội nước ta hiện nay.
Table of Contents
Quyền xác định lại giới tính được hiểu như thế nào?
Xác định lại giới tính là quyền của cá nhân được ghi nhận tại Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó cá nhân có quyền xác định lại giới tính, việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Điều kiện để có quyền xác định lại giới tính
Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật dân sự 2015, mỗi cá nhân đều có quyền được xác định giới tính trong trường hợp:
– Một là, giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh.
Theo đó, các tiêu chuẩn y tế xác định khuyết tật bẩm sinh về giới tính gồm:
– Nam lưỡng giới giả nữ
– Nữ lưỡng giới giả nam
– Lưỡng giới thật
– Nhiễm sắc thể giới tính có thể giống ba trường hợp nêu trên nhưng bộ phận sinh dục chưa được biệt hoá hoàn toàn và không thể xác định chính xác là nam hay nữ.
– Hai là, giới tính chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
Xác định lại giới tính là một quyền nhân thân của cá nhân; là việc can thiệp y học của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền nhằm làm rõ giới tính; trả lại giới tính thực cho cá nhân khi người này bị khuyết tật bẩm sinh; hoặc chưa định hình chính xác về giới tính của mình.
Như vậy, điều kiện để việc xác định lại giới tính là chỉ những cá nhân nào rơi vào một trong hai trường hợp là bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính; hoặc chưa định hình chính xác về giới tính thì mới có quyền xác định lại giới tính; còn những người đã hoàn thiện về giới tính thì không đặt ra quyền này.
Đây là một quyền nhân thân có điều kiện. Điều này thể hiện ở chỗ, một người chỉ được quyền yêu cầu xác định lại giới tính khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính; hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Khi đáp ứng được một trong hai điều kiện trên họ mới có quyền yêu cầu y học xác định lại giới tính cho mình.
Như vậy, xác định lại giới tính không đồng nghĩa với việc thay đổi giới tính một cách tùy tiện; mà chỉ trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta; và tình hình phát triển kinh tế – xã hội nước ta hiện nay.
Nguyên tắc quyền xác định lại giới tính
Thứ nhất, bảo đảm mỗi người được sống đúng giới tính của mình.
Thứ hai, việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện; khách quan; trung thực; khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính.
Thứ ba, giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính; trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho kiểm tra; thanh tra; điều tra; truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính.
Hậu quả pháp lý của việc xác định lại giới tính
Cá nhân sau khi được xác định lại giới tính, có thể phát sinh; thay đổi hay chấm dứt một số quyền, nghĩa vụ trong một số trường hợp sau:
- Người sau khi được xác định lại giới tính được cải chính hộ tịch;
- Người sau khi được xác định lại giới tính có quyền thay đổi họ, tên của mình;
- Người sau khi xác định lại giới tính được xay dựng gia đình; nhận con nuôi theo quy định của pháp luật;
- Người được xác định lại giới tính sẽ dẫn tới thay đổi trong một số quyền và nghĩa vụ dân sự;
- Người sau khi được xác định lại giới tính vẫn được đảm bảo các quyền về thừa kế, quan hệ con cái,…
Các hành vi vi phạm khi xác định lại giới tính
Theo quy định tại Nghị định 88/2008/NĐ-CP các hành vi bị cấm liên quan đến việc xác định lại giới tính bao gồm:
– Thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác.
– Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính
Mức phạt đối với từng hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại Điều 35 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Theo đó, mức phạt cao nhất là 40 triệu đồng và buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử do đã xác định lại giới tính.
Ngoài ra, sau khi có giấy chứng nhận y tế đã xác định lại giới tính thì người này có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch, có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của pháp luật.
Tư vấn quyền xác định lại giới tính theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Cá nhân có quyền xác định lại giới tính nếu thỏa mãn điều kiện: Giới tính của cá nhân bị khuyết tật bẩm sinh; hoặc giới tính của cá nhân chưa định hình chính xác và cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
Văn bản chuyên ngành điều chỉnh việc xác định lại giới tính là Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính (sau đây viết tắt là Nghị định số 88/2008/NĐ-CP); Thông tư số 29/2010/TT-BYT ngày 24/5/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 88/2008/NĐ-CP.
Theo các văn bản quy định và hướng dẫn này, khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra.
Biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật; giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính.
Nguyên tắc xác định lại giới tính là:
+ Bảo đảm mỗi người được sống đúng với giới tính của mình;
+ Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính;
+ Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính.
Thủ tục đề nghị xác định lại giới tính được thực hiện:
Người đề nghị xác định lại giới tính gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám, chữa bệnh được phép và cơ sở khám, chữa bệnh phải trả lời lại đơn theo thời hạn luật định.
Cơ sở khám, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính cấp giấy chứng nhận y tế sau khi đã xác định lại giới tính cho người đã được can thiệp y tế.
Giấy chứng nhận y tế là căn cứ để đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Bộ luật dân sự năm 2015 đã tạo điều kiện cho việc ổn định và hòa nhập cuộc sống của những người xác định lại giới tính thông qua việc quy định họ có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch, có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại.
Ví dụ như cá nhân sau khi xác định lại giới tính thì giới tính thật là nữ có quyền thay đổi tên hiện có là nam giới sang tên nữ giới để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt, có quyền kết hôn với người nam khác theo pháp luật hôn nhân và gia đình.
Bài viết là một số quy định của pháp luật về quyền xác định lại giới tính theo Bộ luật dân sự 2015. Bên cạnh đó là một số quan điểm, ý kiến tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn cố gắng hoàn thiện đội ngũ, năng lực, dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu tư vấn của mọi quý khách hàng trên toàn quốc!
Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Luật sư tại:
Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997
Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997
– Mail: [email protected]
– Fanpage: Luật sư Bình Dương
– Website: luatsumhop.vn
Để đặt lịch, Qúy khách vui lòng gọi vào số hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997 để được hẹn trước 1 giờ đồng hồ để chúng tôi phân công Luật sư hỗ trợ Qúy khách.