Lấn chiếm lòng đường, vỉa hẹ có thể bị phạt tiền
Lấn chiếm lòng đường, vỉa hẹ là một thực trạng dễ nhận thấy ở Việt Nam. Việc sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, trông giữ xe không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn gây cản trở, ùn tắc giao thông, không đảm bảo an toàn về giao thông đường bộ.
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang làm việc tại một khu công nghiệp ở TP.HCM. Tôi có ý định bán hàng rong trên xe đẩy vào ban đêm ngay tại vỉa hè trước cửa nhà nhưng khi tham khảo thì thấy có quy định cấm bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè. Vậy luật sư cho tôi hỏi quy định về mức xử phạt lấn chiếm vỉa hè là bao nhiêu? Tôi có thể bán hàng trên vỉa hè không? Cảm ơn luật sư
Luật sư tư vấn: Cảm ơn anh/chị đã gửi câu hỏi cho Luật Sum Họp. Dưới đấy là tư vấn của luật sư về vấn đề của anh/chị
* Hành vi được xem là lấn chiếm lòng đường, vỉa hè:
Vỉa hè bị tận dụng thành nơi giữ xe, đặt biển hiệu quảng cáo, để bàn ghế hàng ăn, nước uống, bày bán các loại hàng hóa rau củ, hoa quả, tạp hóa…; lòng đường trở thành điểm kinh doanh của các xe đẩy, hàng rong và thành nơi đậu đỗ xe của người mua hàng.
Hình ảnh người dân dừng xe ở bên lề đường để nhanh chóng chọn lựa và mua sắm những nhu yếu phẩm cần thiết là một hình ảnh quen thuộc, ăn sâu vào tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.Tuy nhiên về dần việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè đã trở thành một thói quen xấu ăn sâu vào nếp sống sinh hoạt của mỗi người dân. Có nhiều yếu tố được xem là nguyên nhân dẫn đến việc kinh doanh, mua bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè thành hành vi vi phạm pháp luật như sau:
Có thể thấy sự quá tải về cơ sở hạ tầng, thiếu quy hoạch, kết nối đồng bộ giữa đường giao thông, vỉa hè với các khu vực xung quanh;
Sự thiếu ý thức của cả người mua lẫn người bán; chế tài pháp luật vẫn chưa thực sự đủ để răn đe…
Từ đó, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra thường xuyên, gây đau đầu các cơ quan quản lý đô thị cũng như lực lượng chức năng. Dù hầu hết người dân đều nhận thức được hành vi lấn chiếm lòng đường, lề đường là sai quy định nhưng họ vẫn cố tình xem thường pháp luật. Dù biết việc kinh doanh, buôn bán liên quan đến mưu sinh của người dân, nhưng vấn nạn này vẫn cần phải sớm khắc phục để trả lại bộ mặt cảnh quan cho đô thị.

* Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để lại nhiều nguy hiểm tiềm tàng:
Việc chiếm dụng vỉa hè, lòng đường là một trong những nguyên nhân gây nên sự xuống cấp đường giao thông như gây ảnh hưởng hệ thống thoát nước do rác thải sinh hoạt; sụp, lún vỉa hè… Ngoài ra, việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ còn gây nên ách tắc giao thông, đặc biệt là giờ cao điểm. Việc đậu, đỗ xe dưới lòng đường để mua bán kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, dễ xảy ra tai nạn, nhất là trên các đoạn đường quốc lộ, gần các khu công nghiệp, các điểm chợ tự phát…
Tuy nhiên, không chỉ việc lấn chiếm lòng đường có nguy cơ gây tai nạn giao thông mà việc chiếm dụng hè phố cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm không kém. Không thiếu trường hợp tai nạn xảy ra do tài xế không thể quan sát biển báo, đèn tín hiệu do bị biển hiệu quảng cáo che khuất, hoặc có trường hợp tai nạn xảy ra do phương tiện giao thông mất lái chạy lên hè phố và va chạm với người bán hàng lấn chiếm vỉa hè.
Bên cạnh việc làm mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, gây ô nhiễm từ rác thải… lấn chiếm vỉa hè, lòng đường còn ẩn chứa mối nguy hiểm tiềm tàng về an ninh trật tự. Nhiều vụ trộm cắp, cướp, cướp giật đã xảy ra đối với người bán hàng rong, xe đẩy, hoặc các trường hợp đậu, đỗ xe trên hè phố, lòng đường để mua, bán mà không có người trông giữ.
Rác thải từ việc buôn bán trên vỉa hè tràn xuống lòng đường. Ảnh: Thanh Mai
* Quy định của pháp luật về sử dụng lòng đường, vỉa hè
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông (Khoản 1, Điều 36), nghiêm cấm việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
Trong một số trường hợp vẫn cho phép tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội theo quy định tại Khoản 1, Điều 35. Luật Giao thông đường bộ 2008 còn quy định không được họp chợ, mua, bán hàng hóa; phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; đặt biển quảng cáo, xây, đặt bục, bệ trái phép… trên đường bộ.
Cụ thể: Trong một số trường hợp người dân có thể sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác và phải do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
Cụ thể:
Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông trong các trường hợp sau:
Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình;
Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội;
Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; Điểm trông, giữ xe có thu phí (Điều 25a, 25b, 25c).
Tuy nhiên, đối với tất cả các trường hợp trên, đều phải đảm bảo yêu cầu là không được gây mất trật tự, an toàn giao thông và đáp ứng một số điều kiện cụ thể khác về thời gian, diện tích hè phố, lòng đường sử dụng, kết cấu hạ tầng…
*Mức phạt tiền đối với hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè
Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính Phủ quy định xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định mức phạt đối với các hành vi liên quan đến lấn chiếm vỉa hè, lòng đường như sau:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 đồng – 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:
Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng – 400.000 đồng đối với cá nhân và từ 600.000 đồng – 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:
Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông; Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông; Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng; Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; Đổ rác, xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:
Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ; Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe; Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; Rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:
Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che gây cản trở giao thông; Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05m2 làm nơi trông, giữ xe; Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 8.000.000 đồng – 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:
Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ; Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ; Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác;
Dựng rạp, lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt; Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố; Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05m2 đến 10m2 làm nơi trông, giữ xe; Xả nước thải xây dựng từ các công trình ra đường phố; Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 12.000.000 đồng – 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10m2 đến dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Dựng các biển quảng cáo trên phần đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền hoặc trên phần đất dọc theo hai bên đường bộ mà được dùng để bảo trì, quản lý, bảo vệ công trình đường bộ; Chiếm dụng diện tích từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe tại lòng đường đô thị hoặc hè phố.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Mở các đường nhánh để đấu nối trái phép vào các đường chính; Chiếm dụng phần đất đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ với mục đích xây dựng nhà ở./.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của luật sư Luật Sum Họp về các thắc mắc về việc buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè theo quy định của pháp luật. Nếu quý khác còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin sau:
Website: luatsumhop.vn
Fanpage: Hỗ trợ pháp lý
Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997
Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997
Email: [email protected]
=> Bài viết liên quan: