Trong các tranh chấp tại Tòa án thì các tranh chấp về kiện đòi tài sản chiếm tỷ lệ đến 30-40%. Từ đó cho thấy, nếu có tranh chấp về tài sản xảy ra, đa số người dân không thể tự thương lượng và giải quyết với nhau mà cách tốt nhất là nhờ luật sư hỗ trợ đưa vụ việc đến Tòa án phân xử. Hiểu được vấn đề trên, Luật Sum Họp đã nhận hỗ trợ, giúp đỡ các nguyên đơn, bị đơn thậm chí người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của mình. Vậy kiện đòi tài sản là gì? Và quy định pháp luật ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Table of Contents
1. Kiện đòi tài sản là gì?
Kiện đòi tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình, được xem như một trong những phương thức bảo vệ quyền của chủ sở hữu, nhằm đảm bảo để chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản một cách bình thường. Trong thực tế ngày nay, sự xâm phạm quyền sở hữu diễn ra rất đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau như thuê, mượn xe nhưng không trả lại cho chủ sở hữu, cho vay tiền rồi không trả….
Theo Điều 255 Bộ luật dân sự 2015 quy định để bảo vệ quyền sở hữu của người dân, cụ thể:
“Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật”
Ta có thể thấy chủ sở hữu có quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu. sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật. Cũng theo Điều 225, khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể tự mình bảo vệ quyền sở hữu nếu có sự xâm hại, họ có thể;
“…yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản” .
Hay nói cách khác, kiện đòi tài sản là một phương thức bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp, được pháp luật quy định và công nhận.
2. Quy định của pháp luật dân sự về kiện đòi tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Kính Thưa Luật sư ! Anh tôi nợ tiền nhiều người nhưng 1 trong số đó nộp đơn lên Tòa án kiện đòi lại số tiền 300 triệu đã cho anh tôi vay. Vậy tôi xin hỏi anh tôi không có khả năng để trả nợ cho người đó, thì anh tôi có bị án hình sự không? Hiện tại thu nhập của anh trai tôi khoảng 5 triệu, có hai đứa con nhỏ, đứa 6 tuổi và đứa 8 tuổi, vợ anh thì chỉ ở nhà nội trợ. Cám ơn Luật sư !
Luật sư tư vấn
Trường hợp của anh trai bạn do không nói rõ về yếu tố hành vi của anh trai bạn cho nên chúng tôi xin chia thành hai trường hợp đó là trường hợp chỉ kiện dân sự và trường hợp sẽ bị khởi tố trách nhiệm hình sự.
– Đối với kiện dân sự trong trường hợp chỉ là giao dịch dân sự vay tiền thông thường bằng hình thức hợp đồng vay tài sản. Người vay muốn đòi được nợ quá hạn mà bên vay chưa thanh toán thì sẽ tiến hành gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Như vậy, căn cứ vào đó trong trường hợp của anh trai bạn, nếu anh ấy giao kết hợp đồng với các chủ nợ chỉ theo hợp đồng vay tài sản thông thường thì bên chủ nợ chỉ có thể khởi kiện dân sự, tức kiện đòi tài sản chứ không liên quan đến yếu tố hình sự trong vụ việc này.
Trong trường hợp, Tòa án đã thụ lý nhưng anh bạn và những chủ nợ đã thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.
3. Quy định của pháp luật về phương pháp kiện đòi tài sản
Điều kiện chung để thực hiện phương thức kiện đòi tài sản này được quy định cụ thể như sau:
– Chủ thể yêu cầu (nguyên đơn): Phải là người chủ sở hữu, chiếm hữu hợp pháp với tài sản đó và phải chứng minh được mình là người sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp khi có yêu cầu.
– Người bị kiện (bị đơn): Phải là người đang chiếm hữu tài sản trên thực tế không có căn cứ pháp luật không ngay tình. Điều này rất quan trọng vì nhiều trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phát hiện ra người chiêm hữu tài sản của mình lúc trước nhưng lúc này người chiếm hữu tài sản đó đã trở thành chủ sở hữu của tài sản do xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu hoặc xác lập quyền sở hữu theo các quy định khác của pháp luật.
– Tài sản phải còn trong sự chiếm hữu của chủ thể chiếm hữu bất hợp pháp: Nếu vì một lý do nào đó khiến tài sản bị hư hỏng, thất lạc, bị tiêu hủy … thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể áp dụng phương thức kiện này.
– Không rơi vào các trường hợp mà pháp luật quy định không phải trả lại tài sản được quy định tại các Điều 257, Điều 258 Bộ luật Dân sự(BLDS).
4. Ưu và nhược điểm của việc kiện đòi tài sản ở Tòa án
– Ưu điểm: là biện pháp hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các biện pháp dân sự khác. Khi áp dụng sẽ nhanh chóng lấy lại được tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình do được đảm bảo bằng các biện pháp quyền lực nhà nước.
– Nhược điểm: mất thời gian, chi phí theo kiện. Có ảnh hưởng xấu tới quan hệ giữa nguyên đơn và bị đơn. Việc bình thường hóa quan hệ này sau khi áp dụng phương thức kiện thường khó diễn ra hoặc có thì rất lâu dài.
Nếu cần tư vấn thêm chi tiết, Qúy khách hàng liên hệ qua:
Website: luatsumhop.vn
Fanpage: Hỗ trợ pháp lý
Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997
Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997
Email: [email protected]