Hợp đồng là văn bản pháp lý thiết yếu nhằm phục vụ cho các hoạt động trong đời sống và đặc biệt trong hoạt động thương mại của mỗi doanh nghiệp. Hợp đồng nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên. Các bên có thể ký kết nhiều loại hợp đồng tuy nhiên phải đảm bảo các hình thức, nội dung của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Việc phân biệt được các loại hợp đồng là điều vô cùng quan trọng.
Sau đây công ty Luật Sum Họp xin giới thiệu sự khác biệt căn bản của 2 loại hợp đồng thông dụng nhất trong đời sống và kinh doanh là hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại.
Table of Contents
1. Khái niệm chung
– Hợp đồng dân sự là các loại hợp đồng thông thường phát sinh trong các quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự.
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 có nêu định nghĩa về Hợp đồng dân sự: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chẩm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự”
– Hợp đồng thương mại:
Do Luật thương mại không có định nghĩa vụ thể về hợp đồng thương mại nên có thể hiểu hợp đồng thương mại là hợp đồng phát sinh trong hoạt động thương mại. Đó là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác do thương nhân thực hiện và được điều chỉnh bởi Luật Thương mại.
2. Chủ thể hợp đồng
– Đối với hợp đồng dân sự: nếu chủ thể là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Thông thường, người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sụ đầy đủ, trừ một số trường hợp: Người mất năng lực hành vi dân sự; Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
Từ đó, đối với các hợp đồng thông thường thì người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên tùy từng loại hợp đồng cụ thể mà cho phép người dưới 18 tuổi có thể tự mình tham gia giao kết; một số loại hợp đồng thì người trên 18 tuổi những cũng không đủ điều kiện tham gia giao kết. Người dưới 18 tuổi tham gia giao kết hợp đồng thường phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ đồng ý hoặc thực hiện trên sự đồng ý của người dưới 18 tuổi.
*Ví dụ: Hợp đồng thuê người giúp việc nhà, hợp đồng mua bán đồ dùng giữa 2 cá nhân…
– Đối với hợp đồng thương mại là thoả thuận giữa các “thương nhân” hoặc tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Theo Luật Thương mại, “thương nhân” bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
Tuy nhiên, có một số giao dịch thương mại còn đòi hỏi chủ thể giao kết hợp đồng phải có tư cách pháp nhân.
*Ví dụ: Hợp đồng cung ứng dịch vụ của hai công ty, hợp đồng mua bán của 2 công ty….
3. Mục đích hợp đồng
– Hợp đồng dân sự: mục đích của việc xác lập hợp đồng dân sự chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt tiêu dùng, có thể sinh lợi hoặc không sinh lợi. Ví dụ: hợp đồng tặng cho thì không sinh lợi…
– Hợp đồng thương mại: Đây có thể xem là điểm khác biệt lớn nhất của 2 loại hợp đồng này là hợp đồng thương mại được lập ra nhằm hướng tới phát sinh lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thương mại. Các hoạt động thương mại có thể là hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư.
4. Hình thức hợp đồng và phạm vi luật điều chỉnh:
– Thông thường, các hợp đồng dân sự sẽ được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự và các luật liên quan tới nội dung thoả thuận. Trong khi đó, các hợp đồng thương mại sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp…
– Tuy nhiên những hợp đồng/thoả thuận không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện tại Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật Thương mại thì hợp đồng đó vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật Thương Mại.
– Các hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng nhiều hình thức khác nhau như lời nói, hành vi, văn bản, nhưng chủ yếu được giao kết bằng miệng nhiều hơn vì thông qua sự tín nhiệm, giao dịch đơn giản, có tính phổ thông và giá trị thấp. Trong khi đó các hợp đồng thương mại (với tính chất giá trị lớn hơn, phức tạp hơn hay do pháp luật yêu cầu) thường được giao kết bằng văn bản và được công chứng để tăng giá trị pháp lý và đảm bảo sự rõ ràng trong quyền và nghĩa vụ các bên.
5. Phạt vi vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng. Các hành vi có thể xem là vi phạm hợp đồng như không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Theo quy định của cả Bộ luật dân sự và Luật Thương mại thì bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng.
– Đối với Hợp đồng thương mại thì: Theo quy định của Luật thương mại thì tổng mức phạt vi phạm cho hợp đồng thương mại không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp vi phạm Hợp đồng dịch vụ giám định.
– Đối với các Hợp đồng dân sự: thì mức phạt vi phạm trong Hợp đồng dân sự đề cao sự thỏa thuận giữa các bên và không bị khống chế bởi Bộ Luật Dân sự.
6. Cơ quan giải quyết tranh chấp
– Đối với hợp đồng dân sự:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì khi có tranh chấp diễn ra các bên có thể thỏa thuận, hòa giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
– Hợp đồng thương mại: các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại nếu các bên không tự giải quyết được thì có thể nhờ cơ quan Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết theo sự lựa chọn của các bên.
Như vậy các tranh chấp trong phát sinh trong hợp đồng dân sự sẽ do các bên tự thương lượng giải quyết, hòa giải hoặc Tòa án chưa không được đưa ra Trọng tài thương mại trong khi đó tranh chấp liên quan đến thương mại thì có thể yêu cầu cơ quan trọng tài thương mại để giải quyết.
Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại tồn tại nhiều điểm khác nhau, dễ dàng phân biệt giữa 2 loại hợp đồng này. Các bên khi giao kết hợp đồng phải chú ý đến loại hợp đồng tùy vào trường hợp cụ thể mà các bên mong muốn giao kết, tránh chọn lựa loại hợp đồng không phù hợp với nhu cầu.
Trên đây là tổng hợp phân tích các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và hợp đồng thương mại, từ đó chỉ ra những khác biệt cơ bản giữa 2 loại hợp đồng này.
Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin sau:
Website: luatsumhop.vn
Fanpage: Hỗ trợ pháp lý
Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997
Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997
Email: [email protected]