Trách nhiệm khi giao hàng không đúng thời hạn? Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng mua bán hàng hóa hay còn gọi là hợp đồng thương mại là một trong những loại hợp đồng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Việc thực hiện hợp đồng theo sự thỏa thuận hợp đồng giữa các bên khi giao kết với nhau. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc một bên giao hàng không đúng theo sự thỏa thuận xảy ra khá phổ biến. Vậy trách nhiệm khi một trong hai bên giao hàng không đúng thời hạn, vi phạm thời gian giao hàng?
1. Hợp đồng thương mại
Luật thương mại 2005 không có khái niệm về hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu bản chất của hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.
Chủ thể của hợp đồng thương mại được kí kết giữa hai bên là thương nhân hoặc có một bên là thương nhân. Theo Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005 thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, chủ thể của hợp đồng thương mại còn có thể là các cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại.
Điều 24 Luật thương mại 2005 quy định về hình thức của hợp đồng thương mại: Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Hợp đồng thương mại về nguyên tắc cũng tuân thủ theo các quy định chung của Bộ luật dân sự 2015. Về nội dung, hình thức cũng như tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
2. Trách nhiệm khi giao hàng không đúng thời hạn đã thỏa thuận
Trong hợp đồng thương mại, các bên sẽ thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của hợp đồng cũng như khi vi phạm hợp đồng trách nhiệm giữa các bên với nhau. Trong trường hợp các bên không quy định về phạt vi phạm hợp đồng thì việc phạt vi phạm này sẽ thực thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
Theo Điều 294 Luật thương mại 2005 quy định các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm:
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Khi vi phạm thời hạn giao hàng, giao hàng không đúng thời hạn mà không thuộc một trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm nêu trên thì bên vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại từ hành vi không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm theo quy định tại Điều 300 Luật thương mại 2005.
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật thương mại. Mức phạt vi phạm đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật thương mại.
Ngoài việc phạt vi phạm ra, bên giao hàng không đúng thời hạn còn phải chịu bồi thường thiệt hại
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khi
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Nếu trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận về việc hủy bỏ hợp đồng khi vi phạm nghĩa vụ giao hàng (cụ thể là giao không đúng hạn) thì bên bị thiệt hại có quyền hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hợp đồng.
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Bởi căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là bên bồi thường phải có lỗi.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ giao hàng chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi muốn gửi tới Quý khách hàng về trách nhiệm khi giao hàng không đúng thời hạn. Từ đó để tránh xảy ra các tranh chấp không đáng có, quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi bằng một trong những phương thức sau:
Website: luatsumhop.vn
Fanpage: Hỗ trợ pháp lý
Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997
Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997
Email: [email protected]
==> Bài viết liên quan: