Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại tai nạn lao động. Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động khi không có lỗi của doanh nghiệp. Bồi thường thiệt hại tai nạn lao động cho người lao động do người khác gây ra.

Tư vấn về bồi thường tai nạn lao động
Tư vấn về bồi thường tai nạn lao động

Theo quy định tại Khoản 1, Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

Như vậy, nếu có tai nạn lao động xảy ra do hoàn cảnh khách quan nào đó mà người gây ra không lường trước được hậu quả hoặc đã có ý chí chủ động lường trước hậu quả nhưng vẫn xảy ra, làm người lao động khác bị tổn thương trên cơ thể, gây ảnh hưởng sức khỏe thì bị coi là tai nạn lao động.

Khi đó, người lao động sẽ được bồi thường thiệt hại như sau:

1. Trách nhiệm người sử dụng lao động:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động theo quy định tại Điều 144, Điều 145, “Bộ luật lao động 2019” như sau:

Phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

2. Trách nhiệm của người gây ra tai nạn lao động:

Người gây ra tai nạn lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động đối với hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 605, “Bộ luật dân sự 2015”:

  1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
  3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Theo đó, mức phí, hình thức, và phương thức bồi thường ưu tiên thỏa thuận giữa các bên không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Nếu các bên không thỏa thuận được về việc bồi thường thiệt hại thì việc bồi thường phải tuân theo quy định tại Điều 609, “Bộ luật dân sự 2015” về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

  1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

  1. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Chi phí hợp lý được xác định dùng để bồi thường thiệt hại được hướng dẫn cụ thể tại Mục 2, Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của “Bộ luật dân sự 2015” về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó, người gây ra tai nạn lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động tuân theo căn cứ được quy định tại các quy định trên và phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người kia phải gánh chịu theo thỏa thuận hoặc tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Nếu cần tư vấn thêm chi tiết, Qúy khách hàng liên hệ qua:

Website: luatsumhop.vn

Fanpage: Hỗ trợ pháp lý 

Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *