Biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản là một trong những biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích giữa các bên với nhau khi thực hiện giao dịch dân sự. Hiện nay, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trở nên rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi đối với các cá nhân, tổ chức khi nhu cầu vay vốn trở nên cấp thiết. Một trong số những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đó là thế chấp tài sản. Đây là biện pháp có vai trò và ý nghĩa quan trọng được lựa chọn khá nhiều để vay vốn kinh doanh và nhằm để đảm bảo bên vay vốn thực hiện nghĩa vụ của mình. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các quy định cụ thể về thế chấp tài sản. Văn phòng luật sư tại Bình Dương sẽ giúp người đọc tìm hiểu về biện pháp thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản
Biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản

THẾ CHẤP TÀI SẢN LÀ GÌ?

Ta có thể hiểu cơ bản như sau, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản của mình để chấp hành, thay thế một nghĩa vụ trước đó.

Trên thực tế, khi các bên có nghĩa vụ đối với nhau thường áp dụng một biện pháp nào đó để bảo đảm lợi ích cho bên có quyền.

Qua đó, ta có thể hiểu đơn giản như sau: thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên cũng có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Tài sản thế chấp là tài sản có thực và cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai.  Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của động sản, bất động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong tường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ mà các bên không có thỏa thuận về tài sản phụ đó thì tài sản phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Qua đó ta nhận thấy bên thế chấp thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình nhằm mục đích để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Bởi vì tài sản thế chấp đều phải có đăng ký quyền sở hữu nên người nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được sử dụng để thế chấp.

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Khoản 2 Điều 292 Bộ luật dân sự năm 2015 đưa ra quy định về thế chấp tài sản là một trong chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự có đối tượng luôn là tài sản, lợi ích của người có quyền trở thành vật khi trực tiếp nắm giữ tài sản của người có nghĩa vụ đưa ra bảo đảm. Tuy nhiên, trên thực tế do yêu cầu của sản xuất kinh doanh, việc giao vật bảo đảm cho bên có quyền trực tiếp nắm giữ không đảm bảo được lợi ích của người có quyền một cách tốt hơn đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bên có nghĩa vụ.

Ví dụ: Tài sản được đảm bảo là, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, kho hàng, nhà máy, các tài sản như ô tô, xe máy…. Do vậy, một kỹ thuật bảo đảm có ưu thế vừa bảo đảm cho quyền lợi của người có quyền, vừa duy trì hoạt động bình thường của người có nghĩa vụ nhằm giúp họ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định trên tài sản của mình mà không cần chuyển giao tài sản. Đó là biện pháp thế chấp, mặt khác có tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm không có điều kiện vật chất để có thể trực tiếp nắm giữ như tàu biển, máy bay, trâu, bò….

Thông thường, ở biện pháp này bên có nghĩa vụ không giao tài sản cho bên có quyền trực tiếp nắm giữ mà dùng giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của mình hoặc giấy tờ là điều kiện chuyển nhượng tài sản giao cho bên kia, việc giao giấy tờ này đồng nghĩa với việc bên có nghĩa vụ không thể định đoạt tài sản được vì không có giấy tờ pháp lý để giao dịch.

Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm về biện pháp thế chấp là sự thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật, theo đó, bên có nghĩa vụ dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng không chuyển giao tài sản cho bên có quyền. Bên có nghĩa vụ gọi là bên thế chấp, bên có quyền gọi là bên nhận thế chấp.

Biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản
Biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản

HÌNH THỨC CỦA THẾ CHẤP TÀI SẢN

Theo quy định của pháp luật, đối với việc thế chấp tài sản, các bên phải lập thành văn bản, có thể là văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

– Nếu việc thế chấp được ghi trong hợp đồng chính thì những điều khoản về thế chấp là những điều khoản cấu thành của hợp đồng chính.

– Trong trường hợp, nếu việc thế chấp được lập thành văn bản riêng thì được coi là một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính, hiệu lực của nó phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Chính bởi vậy, nội dung của văn bản thế chấp phải được lập riêng phải phù hợp với hợp đồng chính.

Cần lưu ý rằng, văn bản thế chấp cần phải được công chứng hoặc chứng thực nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP

Điều 318 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về tài sản thế chấp như sau:

Thứ nhất, khi thế chấp bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp (trường hợp thế chấp toàn bộ) trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thứ hai, khi thế chấp bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp (trường hợp thế chấp một phần) trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thứ ba, trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất thì tài sản gắn liền với đất thuộc tài sản thế chấp khi tài sản gắn liền với đất đó thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thứ tư, đối với tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp có trách nhiệm thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc thế chấp tài sản này. Tổ chức bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Tổ chức bảo hiểm chỉ chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm nếu như bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp, khi đó, bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Biện pháp bảo đảm tài sản thế chấp
Biện pháp bảo đảm tài sản thế chấp

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN THẾ CHẤP

Bên thế chấp có các quyền được quy định tại Điều 321 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

  • Được hưởng công dụng, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng được thế chấp.
  • Đầu tư nhằm làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
  • Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hay được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác thì bên thế chấp có quyền nhận lại tài sản, giấy tờ thế chấp.
  • Được bán, trao đổi tài sản thế chấp, thay thế nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
  • Khi bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật thì bên nhận thế chấp được bán, tặng cho tài sản thế chấp, trao đổi khi không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Bên thế chấp có các quyền được quy định tại Điều 322 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

  • Trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì phải giao giấy tờ có liên quan đến tài sản thế chấp trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Giữ gìn bảo quản tài sản thế chấp.
  • Sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương khi tài sản thế chấp bị hư hỏng trong một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Cung cấp thông tin về tình trạng tài sản thế chấp
  • Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý theo quy định pháp luật.
  • Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
  • Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Để giải đáp những thắc mắc cũng như vướng mắc của khách hàng hay bạn đọc về bảo đảm thế chấp tài sản, hãy liên hệ cho Văn phòng luật sư tại Bình Dương để có dáp án nhanh nhất, quý khách hàng hãy gọi đến tổng đài Tư vấn pháp luật: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHẬN THẾ CHẤP

Bên thế chấp có các quyền được quy định tại Điều 323 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

  • Xem xét, kiểm tra tài sản thế chấp, nhưng không gây cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản.
  • Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về tình tạng tài sản thế chấp.
  • Khi bên thế chấp sử dụng tài sản thế chấp mà có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản.
  • Thực hiện việc đăng ký thế chấp.
  • Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì được quyền giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Xử lý tài sản thế chấp theo quy định pháp luật.

Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản

  • Sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp thì phải trả lại các giấy tờ cho bên thế chấp.
  • Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA GIỮ TÀI SẢN THẾ CHẤP

Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền được quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

  • Khi có thỏa thuận thì được khai thác công dụng tài sản thế chấp
  • Được trả thù lao, giữ gìn tài sản thế chấp, chi phí bảo quản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 324 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

  • Bồi thường thiệt hại khi làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp và bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
  • Không được khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;
  • Khi có thỏa thuận về việc giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp thì phải giao lại tài sản thế chấp hoặc theo quy định của pháp luật.

CHẤM DỨT HIỆU LỰC CỦA BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THẾ CHẤP TÀI SẢN

Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp được quy định tại Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế đã chấp chấm dứt.
  • Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  • Tài sản thế chấp đã được xử lý.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm trong việc thực hiện nghĩa vụ về hợp đồng. Hiện nay, rất nhiều vấn đề về biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản phát sinh, như các vấn đề về phát sinh tranh chấp tài sản thế chấp, người thứ ba đang giữ tài sản phạm tội, hoặc thực hiện các hành vi phạm tội gây ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thế chấp. Nắm bắt tình hình đó, Văn phòng luật sư tại Bình Dương đã đưa ra những quy định, đánh giá về khái niệm, các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản, đưa ra các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản như quyền và nghĩa vụ bên thế chấp, bên nhận thế chấp kể cả bên thứ ba giữ tài sản thế chấp.  

Biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản, hiện nay có vấn nhiều vấn đề pháp lý liên quan cả về đối tượng về tài sản thế chấp, để hiểu rõ về các tài sản khách hàng muốn thế chấp, cũng như những thủ tục cần thiết để thực hiện biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản, quý khách hãy liên hệ đến Văn phòng luật sư tại Bình Dương chúng tôi, với số tư vấn Luật sư hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997 để được tư vấn và hỗ trợ.

ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI BÌNH DƯƠNG VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THẾ CHẤP TÀI SẢN, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

– Mail: [email protected]

– Fanpage: Luật sư Bình Dương

– Website: luatsumhop.vn

Để đặt lịch, Qúy khách vui lòng gọi vào số hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997 để được hẹn trước 1 giờ đồng hồ để chúng tôi sẽ hỗ trợ Qúy khách.

Bài viết liên quan:

Luật sư giỏi tại Dĩ An – Luật sư tư vấn pháp luật tại Dĩ An

Thủ tục rút đơn ly hôn thực hiện thế nào? Quy định 2022

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *