Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hiện nay là một trong những quyền và lợi ích để bảo về các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. không chỉ vậy nó còn góp phần thúc đẩy sự phát triển về xúc tiến thương mại. Đánh dấu thương hiệu, bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu khi đã tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Nắm bắt tình hình đó, Văn phòng luật sư Bình Dương tư vấn cũng như hướng dẫn quý khách hàng về thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất. Một vấn đề quan trọng nhất trong khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa không phải là việc cấp văn bằng bảo hộ mà là thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền để được hưởng quyền ưu tiên đối với nhãn hiệu đã đăng ký. Việc cấp văn bằng thường kéo dài nhưng việc nộp đơn đăng ký lại có thể thực hiện ngay.

Để tiến hành Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất và được tiến hành một cách nhanh chóng, đảm bảo đúng và đầy đủ quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn và tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất

Table of Contents

AI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU?

Có rất nhiều người thắc mắc việc cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân có thể nộp đơn đăng ký logo được hay không? Hay bắt buộc nhất thiết phải đăng ký thành lập công ty mới có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được.

Câu trả lời là cá nhân hoàn toàn có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Cụ thể, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2021 các đối tượng dưới đây có thể là chủ đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

  • Công dân Việt Nam đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở hoặc đang hiện diện tại Việt Nam;
  • Cá nhân có quốc tịch tại các quốc gia khác (Bắt buộc phải đăng ký qua dịch vụ của các đại diện sở hữu Công nghiệp);
  • Cơ quan nhà nước (đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu thông thường);
  • Tổ chức, hiệp hội (Đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể).

LỢI ÍCH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU, LOGO

  • Là hoạt động pháp lý xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Hay nói các khác, một tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp muốn thương hiệu, nhãn hiệu của doanh nghiệp mình được bảo vệ thì chỉ có một cách là đăng ký bảo hộ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu, quyền sở hữu của bạn đối với nhãn hiệu đó được công nhận.
  • Sau khi đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến nhãn hiệu đó một cách hợp pháp. Đây được coi là quyền tài sản theo quy định của pháp luật. Tức là bạn có thể thực hiện quyền chuyển giao, chuyển nhượng, để lại thừa kế, góp vốn quyền sở hữu nhãn hiệu. Mọi cá nhân tổ chức, chỉ được sử dụng nhãn hiệu của bạn khi có sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Đăng ký nhãn hiệu là một phương thức giúp Công bố nhãn hiệu tới công chúng. Khi nhãn hiệu bảo hộ được đăng ký đã được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ tiếp nhận được thông tin về nhãn hiệu đã được đăng ký. Qua đó khách hàng có thể nhận diện nhãn hiệu của bạn với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác.
  • Giúp cho việc phát triển thương hiệu của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn. Nhãn hiệu là một phần hiện diện của thương hiệu.
  • Một nhãn hiệu mạnh nếu ở trong môi trường cạnh trạnh lành mạnh và quốc tế hóa nó còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, thay đổi cả tư duy và định hướng phát triển.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện nay, nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. “Nhãn hiệu” là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

Nhãn hiệu là gì

Nhãn hiệu là những dấu hiệu của một tổ chức, cá nhân (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác…

Nhãn hiệu có thể là một cái tên như Nike, Trung Nguyên …vv

Nhãn hiệu có thể là một logo giống như 

Nhãn hiệu có thể là một câu Slogan “Luôn luôn lắng nghe, Luôn luôn thấu hiểu” Prudential” …

Phân loại nhãn hiệu: Các Cơ quan Sở hữu Trí tuệ trên toàn thế giới sử dụng hệ thống phân loại nhãn hiệu thương mại để nhóm các hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự lại với nhau thành 45 loại khác nhau. Đây được gọi là phân loại Nice.

Mỗi nhóm chứa một danh sách các điều khoản. Những điều này bao gồm tất cả các hàng hóa hoặc dịch vụ được bao gồm trong nhóm đó:

  • Từ nhóm 1 đến nhóm 34 nói về sản phẩm
  • Từ nhóm 35 đến 45 nói về dịch vụ 

Tất cả các nhóm đều có một tiêu đề rộng giải thích những gì được đề cập trong lớp cụ thể đó. Đây chỉ là một chỉ dẫn chung và không bao gồm tất cả các hàng hóa hoặc dịch vụ trong nhóm đó.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn tại Bình Dương

QUY TRÌNH THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI BÌNH DƯƠNG

BƯỚC 1: TRA CỨU ĐÁNH GIÁ NHÃN HIỆU TRƯỚC KHI NỘP ĐƠN

Bước này được xem là quan trọng nhất trong suốt quá trình nộp đơn và theo dõi đơn nhãn hiệu chia làm 3 phần

Phần 1: Phân loại và đánh giá sơ bộ

Phân nhóm theo đúng bảng Ni-xơ

Điều quan trọng là bạn phải chọn đúng loại và các điều khoản, vì nhãn hiệu thương mại của bạn sẽ chỉ được bảo hộ cho hàng hóa hoặc dịch vụ bạn chọn trong ứng dụng của mình.

Bạn không thể thêm hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung sau khi đã đăng ký.

Ví dụ: Nếu bạn định sử dụng nhãn hiệu thương mại của mình cho dòng quần áo của riêng mình, bạn sẽ chọn nhóm 25 (quần áo, giày dép và mũ đội đầu). Nếu bạn định sử dụng nhãn hiệu thương mại trong một cửa hàng bán các sản phẩm của người khác, bạn sẽ chọn nhóm 35 (Quảng cáo; quản lý kinh doanh; quản trị kinh doanh; chức năng văn phòng) và chọn thuật ngữ ‘Dịch vụ bán lẻ liên quan đến quần áo’.

Lên kế hoạch trước: Suy nghĩ về hàng hóa bạn định bán trong tương lai hoặc các dịch vụ bạn có thể cung cấp. Một thương hiệu đã đăng ký tồn tại trong 10 năm, vì vậy hãy nghĩ xem bạn có thể muốn mở rộng thương hiệu của mình như thế nào trong thời gian này.

Bao gồm các lớp học mà bạn nghĩ rằng bạn sẽ muốn mở rộng thương hiệu của mình có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Điều quan trọng cần lưu ý là nhãn hiệu thương mại đã đăng ký có thể bị thu hồi nếu nó không được sử dụng trong năm năm.

Ví dụ: Bạn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thương mại của mình vào lớp 25. Một năm sau, bạn quyết định mở rộng thương hiệu của mình sang lĩnh vực túi xách tay. Vì đơn đăng ký bạn đã nộp chỉ bao gồm quần áo, giày dép và mũ đội đầu (nhóm 25), bạn phải nộp đơn khác để đăng ký nhãn hiệu thương mại của bạn ở nhóm 18, bao gồm túi xách tay.

Bạn có thể tránh được thêm chi phí khi tạo một ứng dụng mới bằng cách đưa cả hai lớp vào ứng dụng đầu tiên. Bạn cũng sẽ phải trả hai bộ phí gia hạn.

Phân nhóm sai có thể đồng nghĩa với việc đăng ký vô giá trị

Đảm bảo rằng bạn chọn nhóm sản phẩm/dịch vụ của mình khi đăng ký nhãn hiệu

Ví dụ Nếu bạn sử dụng nhãn hiệu thương mại của mình cho rượu, bạn cần chọn đúng loại cho mục đích sử dụng của nó, như

  • Nhóm 01 bao gồm cồn dùng trong hóa chất
  • Nhóm 33 bao gồm đồ uống có cồn (trừ bia)

Phần 2: Tiến hành tra cứu đánh giá nhãn hiệu trước khi nộp đơn

Doanh nghiệp có thể gửi mẫu nhãn hiệu kèm danh mục sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu bảo độ cho Văn phòng luật sư tại Bình Dương để được tra cứu sơ bộ (miễn phí) để biết được nhãn hiệu của doanh nghiệp dự định đăng ký có bị trùng hay gây nhầm lẫn hay không và trên cơ sở đó tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

Doanh nghiệp có thể tra cứu (có thu lệ phí) tại dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ để có kết quả tra cứu chính xác cao hơn.

Đường link tra cứu nhãn hiệu sơ bộ:

  • Bạn có thể lên trực tiếp trang chủ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trên website để tra cứu;
  • Bạn thông qua đường link của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam như sau: http://iplip.noip.gov.vn/WebUI/Wlogin.php

Sau khi nhãn hiệu đã được tra cứu đánh giá với khả năng trên 80% có thể tiến hành bước tiếp theo là làm đơn đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu → Đảm bảo 100% khả năng nhãn hiệu đăng ký thành công khi nộp đơn…

Phần 3: Cần phải nắm được phí và cách làm tờ khai nhãn hiệu

Quy trình này cần nắm rõ mẫu đơn và cách làm đơn để khi nộp lên Cục SHTT không phải sửa chữa sai sót

Tham khảo theo hướng dẫn như sau

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU (Ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

BƯỚC 2: NỘP ĐƠN NHÃN HIỆU TẠI CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Việc nộp đơn có thể tiến hành qua Đại diên cục Sở hữu trí tuệ hoặc tự nộp

Nếu tự nộp có thể liên hệ tại 3 văn phòng của Cục SHTT tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Nơi nộp đơn nhãn hiệu Địa chỉ
Cục Sở hữu trí tuệ 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

BƯỚC 3: XÉT NGHIỆM HÌNH THỨC ĐƠN VÀ THÔNG BÁO CHẤP NHẬN HÌNH THỨC ĐƠN

Thời hạn xét nghiệm 02 tháng từ ngày nộp đơn

Mục đích xét nghiệm đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn.

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

BƯỚC 4: CÔNG BỐ ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU LÊN CÔNG BÁO 

Thời gian: Kéo dài trong 4 tháng từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

Mục đích công bố đơn: Nhằm thông báo rộng rãi cho cá nhân tổ chức khác biết đơn đã được Công bố, nếu có khởi kiện hoặc ý kiến phản đối đơn thì liên hệ với Cục SHTT để làm thủ tục phản đối Cấp trong thời gian này.

BƯỚC 5: THẨM ĐỊNH NỘI DUNG ĐƠN NHÃN HIỆU

Thời gian: 12-14 tháng từ ngày công bố đơn xong

Mục đích: Thời hạn thẩm định nội dung: 10-12 tháng kể từ ngày công bố đơn (thực tế hiện nay là 2 năm do Cục SHTT bị quá tải việc xử lý đơn)

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

BƯỚC 6: QUYẾT ĐỊNH CẤP HOẶC TỪ CHỐI CẤP VĂN BẰNG NHÃN HIỆU

Trong bước này có 2 khả năng xảy ra

  • Cục đồng ý cấp văn bằng nhãn hiệu

Cục sẽ ra 1 Quyết định thông báo Cấp văn bằng, Chủ đơn đóng phí theo hướng dẫn và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn.

Nếu không đóng phí xem như Chủ đơn bỏ việc đăng ký, và hết thời hạn thông báo nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nữa.

  • Từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu

Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu, và Chủ đơn trong vòng 3 tháng có quyền nộp công văn phản đối hoặc đồng ý với quyết định từ chối 1 phần nhãn hiệu này.

Nếu xét thấy ý kiến của Cục là hợp lý thì bỏ qua bước này, ngược lại nếu thấy quyết định không hợp lý có quyền ý kiến của mình cho việc đấu tranh để được cấp văn bằng.

BƯỚC 7: QUYẾT ĐỊNH CẤP VĂN BẰNG HOẶC TỪ CHỐI SAU TRẢ LỜI 

Trong bước này có 2 khả năng xảy ra

–         Cục đồng ý cấp văn bằng theo ý kiến phản đối của Chủ đơn

Cục sẽ ra 1 Quyết định thông báo Cấp văn bằng, Chủ đơn đóng phí theo hướng dẫn và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn.

Nếu không đóng phí xem như Chủ đơn bỏ việc đăng ký, và hết thời hạn thông báo nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nữa.

–         Từ chối cấp văn bằng do ý kiến không hợp lý

Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu, và Chủ đơn không còn khả năng ý kiến mà sẽ phải làm thủ tục ý kiến với Cục SHTT, với quyết định này Cục có 12 tháng để giải quyết khiếu nại.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

CÁCH THỨC LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT TẠI BÌNH DƯƠNG

Thông qua các bước tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất của Văn phòng Luật sư tại Bình Dương của chúng tôi đưa ra. Qúy khắc hàng nếu gặp khó khăn, vướng mắc xin hãy liên hệ đến văn phòng luật sư chúng tôi theo cách sau:

a). Cách thức liên hệ với Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Bình Dương qua điện thoại:

Để được tư vấn pháp luật, các vấn đề pháp lý mà khách hàng đang vướng mắc, cũng như các vụ việc cần phải giải quyết tại Bình Dương, quý khách hàng chỉ cần thực hiện các bước sau để Luật sư về Sở hữu trí tuệ giải đáp và liên hệ, bạn chỉ cần thực hiện qua 02 bước đơn giản sau:

 Bước 1: Gọi đến số điện thoại 038.22.66.998 – 038.22.66.997 – Tổng đài Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất tại Bình Dương.

Bước 2: Trình bày câu hỏi, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn từ Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất tại Bình Dương.

Chúng tôi luôn cố gắng nâng cao chất lượng tư vấn, nâng cao số lượng tư vấn viên để cung cấp đến mọi quý khách hàng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến ngày càng chất lượng hơn!

b) Cách thức liên hệ Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất tại Bình Dương tư vấn trực tiếp tại văn phòng

Các vấn đề pháp lý về vấn đề thừa kế hiện nay rất phức tạp, không chỉ là các vấn đề về pháp luật hiện nay diễn ra rất phức tạp với nhiều các vụ việc phức tạp và khó khăn, tính chất mức độ ngày càng diễn biến phức tạp.

Nếu nhu cầu của bạn không chỉ dừng lại ở việc được tư vấn! Mà bạn muốn có Luật sư tại Bình Dương hỗ trợ, song hành cùng bạn để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý về mà quý khách hàng đang gặp phải

Dù là với phương thức tư vấn pháp luật nào thì Văn phòng luật sư tại Bình Dương cũng sẽ đảm bảo chất lượng dịch vụ tư vấn cho bạn, chúng tôi cam kết sẽ đưa ra tư vấn tốt nhất riêng biệt cho trường hợp của bạn, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người dân.

ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT TẠI BÌNH DƯƠNG, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997

– Mail: [email protected]

– Fanpage: Luật sư Bình Dương

– Website: luatsumhop.vn

Để đặt lịch, Qúy khách vui lòng gọi vào số hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997 để được hẹn trước 1 giờ đồng hồ để chúng tôi sẽ hỗ trợ Qúy khách.

Bài viết liên quan:

Luật sư giỏi tại Dĩ An – Luật sư tư vấn pháp luật tại Dĩ An

Thủ tục rút đơn ly hôn thực hiện thế nào? Quy định 2022

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *