Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về nam nữ chung sống với nhau như vợ và chồng mà không đăng ký kết hôn?
Nếu bạn có vướng mắc về pháp luật hãy liên hệ ngay với luật sư tư vấn hôn nhân gia đình 24/7 tại Dĩ An qua SĐT/Zalo: 0382.266.998
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển và theo đó các văn hóa của nước ngoài cũng du nhập vào nước ta. Từ đó một bộ phận giới trẻ cũng có tâm lý thoải mái hơn về việc chung sống với nhau trước khi cưới. Tuy nhiên trong thời gian hạnh phúc thì sẽ không nảy sinh ra bất cứ vấn đề gì, nhưng khi phát sinh các mâu thuẫn trong đời sống thì sẽ dẫn đến các tranh chấp không đáng có.
Vậy pháp luật Việt Nam quy định về giải quyết hậu quả của việc chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như thế nào cùng Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình 24/7 tại Dĩ An tìm hiểu.
Về việc chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và việc giải hậu quả của việc này được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
Như vậy từ khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ta có thể thấy được việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Từ đó dẫn đến các tranh chấp không đáng có mà người thiệt thòi hơn vẫn là người phụ nữ khi mà việc chung sống như vợ chồng này thì đa số sẽ là người ở nhà làm công việc nội trợ, chăm sóc con nhỏ.
Vì thế khi xảy ra tranh chấp thì sẽ khó có thể chia tài sản chung vợ chồng vì khi sống chung như vậy không làm phát sinh quyền, nghĩa vị vợ chồng. Từ đó việc bảo vệ quyền và lợi ích của người phụ nữ được nhà nước đưa lên hàng đầu. Cụ thể trong quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định khi giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập
Vì khi chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền nghĩa vụ của vợ chồng, từ đó cũng không làm phát sinh tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vì thí khi xảy ra tranh chấp thì người phụ nữ cũng chịu phần thiệt thòi hơn khi ở nhà làm nội trợ và không có thu nhập. Vì thế khoản 2 Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2014 mới quy định như vậy để bảo vệ quyền và lợi ích của người phụ nữ.