Với sự phát triển của công nghệ số như hiện nay, thì việc nhận diện công ty hay sản phẩm/dịch vụ là vô cùng cần thiết và quan trọng. Vậy, làm cách nào để khách hàng có thể dễ dàng nhận diện được công ty hay sản phẩm và dịch vụ của công ty đó là một trong những vấn đề đáng được quan tâm và cần phải tìm hiểu rõ. Do đó, Luật Sum Họp xin gửi đến Quý khách hàng một trong những cách hiệu quả nhất chính là bảo hộ nhãn hiệu.
Table of Contents
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được Nhãn hiệu là gì?
1. Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
2. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Vậy, bảo hộ nhãn hiệu là bảo vệ giá trị của hàng hoá, dịch vụ của công ty.
Tiếp theo, Quý khách hàng cần hiểu về chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu
Theo Điều 87, Chương VIII của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2019 thì các chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. - Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
- Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Cuối cùng, tại sao Quý khách hàng cần và rất nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
- Tổ chức/cá nhân có quyền gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh của tổ chức/cá nhân để khách hàng có thể nhận diện, từ đó sẽ dễ dàng cho việc chào bán, quảng cáo và lưu thông hàng hóa.
- Nhãn hiệu sau khi được bảo hộ sẽ được pháp luật bảo vệ, do đó, đăng ký quyền bảo hộ nhãn hiệu là việc cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho tổ chức/cá nhân phát sinh từ các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh từ những nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ đối thủ.
- Tổ chức/cá nhân có thể tiến hành chuyển nhượng nhãn hiệu đã được bảo hộ khi không còn nhu cầu hoạt động kinh doanh.
- Tăng khả năng nhận diện nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ của tổ chức/cá nhân đã được bảo hộ và tránh gây nhầm lẫn với hàng hóa của tổ chức/cá nhân khác.
- Nâng tầm giá trị của sản phẩm, dịch vụ, giúp làm tăng số lượng sản phẩm bán ra thị trường hoặc dịch vụ của doanh nghiệp vì tâm lý khách hàng sẽ ưu tiên mua các sản phẩm có nhãn hiệu, nhất là nhãn hiệu nổi tiếng.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo trình tự sau:
– Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, ngoài ra người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).
+ Trường hợp đơn hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
– Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
– Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Hồ sơ/Tài liệu cần chuẩn bị:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
– Mẫu nhãn hiệu kèm theo
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)
– Giấy uỷ quyền (Quốc Luật sẽ thay mặt Quý khách hàng thực hiện thủ tục)
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác)
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)
Trên đây là toàn bộ các giải đáp của Luật sư Luật Sum Họp, nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào khác có liên quan có thể liên hệ ngay cho chúng tôi thông qua các cách sau:
Website: luatsumhop.vn
Fanpage: Hỗ trợ pháp lý
Hotline: 038.22.66.998 – 038.22.66.997
Zalo: 038.22.66.998 – 038.22.66.997
Email: [email protected]
=> Bài viết liên quan: